Kinh nghiệm của Bangladesh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 43)

là một nước được xếp vào diện kém phát triển nhất ở Nam Á, nhưng đã giải quyết khá tốt bài toán ngành dệt may thời kỳ hậu hạn ngạch (post-quotas)

Khi đối mặt với việc bỏ hạn ngạch, mỗi quốc gia xuất khẩu dệt may phải có chiến lược cạnh tranh riêng để tồn tại và phát triển. Bangladesh đi trước một bước bằng cách nâng cao năng lực sản xuất, chuyển hướng sang mặt hàng cao cấp và cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng. Để giữ được mức giá cạnh tranh, Bangladesh đã tận dụng nguồn nhân công dồi dào, tay nghề cao những giá rẻ, đồng thời giảm chi phí vận chuyển, để có giả rẻ hơn 60% so với hàng Trung Quốc.

Các doanh nghiệp mạnh dạn tuyển thêm nhiều công nhân và xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất, nhập dây chuyền công nghệ mới hàng triệu USD từ Nhật Bản và Hàn Quốc… đồng thời quan tâm nhiều hơn đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm… Kết quả là, đơn đặt hàng đến liên tục. Nhận thấy năng lực sản xuất là yếu tố quan trọng, các công ty dệt may trong nước đã bắt tay nhau để thu hút đơn đặt hàng của các đối tác lớn. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chủ động nắm bắt thông tin thị trường, thị hiếu của từng khu vực, nhất là đối với những sản phẩm đặc trưng bởi họ cho rằng các nhà sản xuất Trung Quốc không thể bao quát hết nhu cầu của tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Mỗi công ty đều tìm cách tự lách mình qua khe cửa (hẹp) bằng việc tự nâng cao năng lực cạnh tranh bởi Trung Quốc có dư thừa khả năng cung cấp sản phẩm vào thị trường Hoa Kỳ với giá thấp hơn đến 40% so với hàng hóa cùng loại của Bangladesh.

Chính phủ Bangladesh, phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức công đoàn lao động, có kế hoạch đào tạo lại 40.000 công nhân để nâng cao kỹ năng lao động; đồng thời đưa ra những yêu cầu mới (theo hướng tích cực) trên vấn đề tiền lương và sức khỏe lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiêu chuẩn lao động.

Chính phủ nâng cấp cơ sở hạ tầng (cảng biển, đường xá, hệ thống viễn thông liên lạc...) nhằm giảm chi phí vận chuyển và nhanh chóng giao hàng sớm để đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, chính phủ xem xét tăng cường các biện pháp hỗ trợ tài chính, bãi bỏ các loại thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu cũng như giảm giá điện đối với lĩnh vực dệt may.

Đồng thời, Bangladesh tích cực vận động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đề được quyền tiếp cận tự do vào thị trường này giống như EU và Canada đang dành cho chọ. Đây là bước đi rất quan trọng nhằm nâng cao vị trí cạnh tranh của Bangladesh trong thời kỳ buôn bán không hạn ngạch. Hiện sản phẩm dệt may của Bangladesh xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải chịu mức thuế suất 16% (tức lên tới 306 triệu USD/năm). Nếu thuế suất được giảm xuống 0%, quốc gia Nam Á này sẽ lập tức tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ mỗi năm thêm 1 tỷ USD từ con số 1,7 tỷ USD hiện tại. Hoa Kỳ chính là thị trường mang tính chất sống còn đối với ngành dệt may Bangladesh thời kỳ hậu hạn ngạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w