DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 94)

a. Kim ngạch xuất khẩu

3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA

KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng lên 32% (năm 2007), mức cao nhất từ năm 2004 đến nay. Năm 2008, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2007, trong đó các thị trường chính như: Hoa Kỳ đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6 - 1,8 tỷ USD và thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD. Dự báo đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may sẽ đạt bình quân là 20%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 13,7 tỷ USD vào năm 2010, cao hơn mức kế hoạch (từ 10-12 tỷ USD). Sang giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may bình quân của Việt Nam sẽ ở mức 16%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 28 tỷ USD vào năm 2015.

Những năm tới, ngành dệt may Việt Nam vẫn xác định thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên dù rất quan trọng, nhưng thị trường Hoa Kỳ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc bỏ quota vào thị trường Hoa Kỳ là một thuận lợi nhưng thị trường Hoa Kỳ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5%, Pakistan 4,5%, Việt Nam chỉ chiếm 1,7% thị phần. Khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là

làm gia công, trong khi khách hàng Hoa Kỳ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theo giá FOB. Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Do vậy đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may sang Hoa Kỳ, cho dù có bỏ quota, dự báo cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm.

Tiếp sau Hoa Kỳ là EU, dự báo thời gian tới, nếu các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt thị trường thì kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nhu cầu hàng dệt may của EU rất đa dạng, trung bình hàng năm chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Sau năm 2008, khi Trung Quốc không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Hoa Kỳ và châu Âu như hiện tại, cộng thêm việc hạn ngạch dệt may của Trung Quốc vào thị trường EU hết hạn, có nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU sẽ bị cạnh tranh mạnh về giá và khả năng cung ứng đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Đối với thị trường Nhật Bản, dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng đây vẫn là thị trường ổn định đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được niềm tin với khách hàng Nhật. Cơ hội sẽ mở rộng cửa hơn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Namnếu trong năm sau, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được đẩy mạnh đàm phán và thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản giảm từ 10% xuống còn 0%, trong đó có hàng dệt may. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, Nhật Bản yêu cầu hàng dệt may của Việt Nam muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì cần đảm bảo yêu cầu xuất xứ "hai công đoạn" rất ngặt nghèo, đó là phải sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam, Nhật Bản hoặc từ các nước ASEAN. Đây là điều khá khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì vẫn đang bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài Nhật Bản và ASEAN. Trong khi đó năm 2007, Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn" với 6 nước trong khối ASEAN là: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipinne, Indônêxia và Brunây. Do đó, dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh

rất lớn với các nước trong khu vực trên thị trường Nhật Bản, khi mà các nước này được hưởng mức thuế ưu đãi là 0% so với mức 10% của Việt Nam. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn duy trì ở mức ổn định trong những năm tới và chưa có sự tăng trưởng đột biến, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may sẽ được mở rộng đa dạng hơn, không tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính như hiện nay.

- Thị trường Australia: là một thị trường cởi mở và là nơi cung cấp bông đáng tin cậy cho ngành dệt may Việt Nam, tuy cho tới nay kim ngạch dệt may xuất sang Australia vẫn còn rất nhỏ bé, nhưng trong những năm tới đây có thể trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

- Thị trường Nam Hoa Kỳ: là thị trường lớn với khoảng 500 triệu dân, có sức mua tương đương thị trường Nhật Bản, dự báo dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập được khi thuế nhập khẩu được hạ bớt không ở mức cao như hiện nay và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc được cải thiện, nhất là về mặt giá cả.

- Thị trường châu Phi: được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng do nhu cầu lớn, yêu cầu không quá khắt khe và có thể là thị trường trung gian để chuyển tiếp thị trường Hoa Kỳ, EU do các ưu đãi về thương mại. Hàng dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường này bằng con đường chính ngạch chứ không chỉ qua con đường tiểu ngạch như hiện nay.

- Thị trường các nước trong khu vực ASEAN: Theo xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may thế giới, đầu tư của các nước phát triển hơn trong khu vực sang sản xuất và gia công tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Do đó, kim ngạch xuất khẩu dưới hình thức gia công và xuất khẩu qua trung gian sang các nước này vẫn có điều kiện gia tăng. Bên cạnh đó, do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác như Thái Lan, Philippin... và những nước này cũng có thế mạnh

về xuất khẩu, nên dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang ASEAN nhìn chung không tăng đột biến mà tăng trưởng ở mức ổn định.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Để phát triển mạnh hơn nữa ngành dệt may trong điều kiện nước ta đã là thành viên của WTO, để thực sự tự do hóa thương mại trong họat động xuất khẩu hàng dệt may, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách cần phải được sửa đổi, từng bước hoàn chỉnh công khai minh bạch cho phù hợp với quy định của WTO và cam kết với Hoa Kỳ. Nhà nước cần có sự chuẩn bị và tìm ra được những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô

3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách thương mạiHoàn thiện chính sách thuế Hoàn thiện chính sách thuế Hoàn thiện chính sách thuế

Chính sách thuế đối với từng loại hàng hóa xuất – nhập khẩu phải được cụ thể hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế (ví dụ: quy định về thuế suất, xét miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế, thời hạn nộp thuế, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp...) Cần cải cách tách bạch được nội dung quy định về quản lý thu thuế nói chung hay quản lý thu thuế xuất – nhập khẩu nói riêng ra khỏi Luật thuế hiện hành.

Mặc dù theo quy định của WTO các biện pháp phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ, nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu. Những năm trước đây, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mua nguyên phụ liệu nhập khẩu (theo lộ trình của WTO thuế sẽ giảm chỉ còn 5-6%). Nhưng một thực tế bất cập cho ngành may là nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, thủ tục giao hàng chậm… hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công phụ liệu do khách hàng cung cấp, còn nếu doanh nghiệp

nào mà thắng được khách hàng để có được lợi nhuận ở phần vải thì theo luật định phải nộp thuế. Chính nguyên nhân đó đã ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm, do đó, Nhà nước cần xem xét để sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định này.

Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường

Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên xuất khẩu dệt may sẽ được mở rộng hơn nữa ra thị trường thế giới nhưng cũng phải đối mặt với thị trường cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu hàng dệt may nhất là Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta trên thị trường quốc tế, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ từ hạ giá thành sản xuất, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cho tới liên kết hợp tác trong ngành, xây dựng thương hiệu, hình thành các trung tâm giao dịch, tập trung vào những thị trường mà nước ta có thế mạnh, trong đó cần chú trọng tới thị trường ngách.

Trong bối cảnh đó các giải pháp để thúc đẩy thị trường xuất khẩu là: + Nghiên cứu thành lập các văn phòng đại diện hoặc các trung tâm thương mại ở những thị trường tiềm năng, nhất là ở Hoa Kỳ, EU, Nhật bản… để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tiếp thị triển lãm, giới thiệu nhãn hiệu hàng hóa. Cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và các tham tan thương mại ở các nước, đồng thời chú trọng tới mở rộng quan hệ và hợp tác chặt chẽ với kiều bào nước ngoài để tìm kiếm, tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia vào các hội chợ quốc tế, thu thập thông tin để tiếp cận người tiêu dùng và khuếch trương sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới, nghiên cứu thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm toàn cầu.

+ Do nước ta đã là thành viên của WTO nên Nhà nước cần xóa bỏ những loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, cho vay và cấp tín dụng ưu đãi xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh đầu tư… Đồng thời

cũng chú trọng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thành lập các kho ngoại quan, ban hành các mức phí và lệ phí có liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp giảm giá thành và đảm bảo thời hạn giao hàng.

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may Về đầu tư, đổi mới công nghệVề đầu tư, đổi mới công nghệ Về đầu tư, đổi mới công nghệ

Tổ chức lại các viện nghiên cứu phát triển chuyên ngành theo hướng chuyển các đơn vị này theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự nghiên cứu độc lập nhằm phục vụ cho thị trường dệt may trong và ngoài nước (thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ).

Trong những năm tới Nhà nước cần hỗ trợ các đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ các Viện nghiên cứu dệt may trong việc ứng dụng triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu dệt may tầm cỡ quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Chính sách và giải pháp huy động vốn

Trong những năm tới huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, do đó cần nghiên cứu hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển.

Đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần kinh tế thông qua cổ phần hóa, rao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp ngành dệt may.

Măt khác, thuê tài chính đây là giải pháp hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Đây là hình thức đầu tư tín dụng trung và dài hạn bằng hiện vật đối với các doanh nghiệp thiếu vốn, trên cơ sở lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình. Kết thúc thời gian thuê, bên thuê có thể mua lại các máy móc thiết bị này theo giá thỏa thuận. Một khi các doanh

nghiệp dệt may nước ta có thương hiệu, có uy tín thì có thể dùng chính uy tín, thương hiệu của mình để thuê những thiết bị công nghệ của nước ngoài.

3.3.1.3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may Chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp dệt may Chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp dệt may Chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp dệt may

Trong thời gian tới những chính sách sau đây có thể được thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam:

- Miễn giảm tiền thuê đất, kể cả phần đất xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của dự án, Nhà nước cung ứng các yếu tố đầu vào về hạ tầng cơ sở đến tận chân công trình…

- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng ưu đãi hơn so với các quy định hiện hành, đặc biệt đối với các dự án đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, các khu vực nghèo. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần vốn xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của dự án.

- Miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho các dự án sản xuất nguyên nhiên liệu cho ngành dệt bông, dâu tằm… nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho dự án.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động địa phương của dự án. Mức hỗ trợ có thể lên đến 100% tùy theo địa điểm dự án. Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của dự án tại các trường đào tạo ở trong nước.

Đối với các dự án di dời theo quy hoạch, ngoài việc được hưởng các ưu đãi nói trên còn được hưởng các hỗ trợ như: toàn bộ chi phí di dời đến địa điểm mới của dự án, mức lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên trong thời gian di dời, một phần từ kinh phí thu được khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Con người luôn là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của ngành dệt

may trong tương lai. Trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau: Đối với cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật: cần thường xuyên bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ, nghiên cứu và áp dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.

Đối với cán bộ ở khâu thiết kế sản phẩm và bán hàng: cần tập trung đầu tư mạnh cho đội ngũ thiết kế thời trang cả về trình độ lẫn kiến thức cơ sở vật chất cho thực hành, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu trong và ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Đối với người lao động: đẩy mạnh công tác đào tạo công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực, trong từng dây chuyền sản xuất và tạo điều kiện cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Chú trọng đào tạo những chuyên gia pháp luật, những người có khả năng am hiểu kinh doanh quốc tế có trình độ tư vấn, hỗ trợ hợp tác và kinh doanh quốc tế, trước hết, là am hiểu về những hệ thống pháp luật liên quan đến kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w