ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 85)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA

VIỆT NAM SANG HOA KỲ

2.3.1. Những thành tựu

Ngành dệt may có đặc điểm hàm lượng lao động lớn, tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao được xếp vào lĩnh vực ưu tiên đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian qua đã có tác động thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này; cơ chế chính sách quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ ngày càng thông thoáng hơn từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các kết quả tích cực trong đàm phán Hiệp định song phương Việt – Hoa Kỳ với việc mở ra thị trường Hoa Kỳ vào năm 2002 tạo ra bước nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong hơn 5 năm qua. Điều này một mặt khẳng định ý nghĩa của công tác đàm phán mở rộng thị trường; mặt khác cho thấy sự năng động và nhanh nhạy của các doanh nghiệp đối với việc tiếp cận thị trường mới; tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị nhân lực, nguyên liệu...

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may. Chính phủ và các địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách cho ngành dệt may, nhiều chính sách thương mại và đầu tư trong thời gian qua đã có tác động tích cực tới sự phát triển của ngành.

Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã có những bước đầu thành công tốt đẹp. Kim ngạch xuất dệt may qua các năm đều tăng và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã có những thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu dệt may nói chung và xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên kể từ sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO thì kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Do vậy kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ chưa đúng với tiềm lực của ngành dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên việc Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo ra cho hàng dệt may Việt Nam có khả năng khai thác tốt hơn các lợi thế của Việt Nam đó là tạo nhiều việc làm cho xã hội, giảm tệ nạn xã hội, cải thiện đáng kể cuộc sống của người dân...

2.3.2. Những khó khăn

Việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ trong chiến lược phát triển ngành dệt may theo quyết định 55/2001/QĐ – TTg còn nhiều hạn chế:

- Hệ thống pháp luật và chính sách về kinh doanh hiện nay còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ, đặc biệt việc thực thi pháp luật được coi là khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Thủ tục hành chính cho kinh doanh còn quá nhiều còn có thủ tục không cần thiết, sự can thiệp hành chính thái quá và tùy tiện của cơ quan

nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng cán bộ nhà nước sách nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp, thiếu minh bạch, thiếu trách nhiệm của cơ quan hành chính, tình trạng tham nhũng trong các lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai, thuế... làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh, làm tăng các chi phí đầu vào như: Phí vận tải, điện, lực, nước... làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ ngành dệt may dù được ban hành xong việc thực hiện còn thiếu đồng bộ và chưa kịp thời, nhiều nội dung của cơ chế, chính sách còn chưa được áp dụng hoặc còn được áp dụng rất ít.

- Tỷ lệ tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển thấp, ngân sách hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu phát triển còn hạn chế, mới đáp ứng được 50% yêu cầu; việc hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại triển khai chậm; việc áp dụng cơ chế xuất khẩu tại chỗ cho vải và phụ liệu trong nước nằm trong sản phẩm may xuất khẩu vẫn chưa được thực hiện.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng chính sách, môi trường kinh doanh của Việt Namnói chung và đối với ngành dệt may nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện và triển khai đồng bộ quyết liệt hơn nữa để các doanh nghiệp có thể phát triển và cạnh tranh thành công.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI

VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂNNGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 85)