Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2001

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 51)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

2.1.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang Hoa Kỳ giai đoạn 1994-2001

đoạn 1994-2001

a. Kim ngạch xuất khẩu

Sau khi Hoa Kỳ quyết định hủy bỏ cấm vận với Việt Nam(3/2/1994), tiếp đó Bộ Thương mại Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nhóm Z (gồm Bắc Triều

tiên, Cu ba, Việt Nam) lên nhóm Y ít hạn chế hơn về thương mại (gồm Liên xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông cổ, Lào, Campuchia và Việt Nam). Tiếp đó Bộ vận tải và Bộ Thương mại Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận tầu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng sang Việt Nam cho phép tàu mang cờ Việt Nam được vào cảng của Hoa Kỳ (nhưng còn phải hạn chế xin phép trước 3 ngày). Ngay từ khi được hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN), Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà các nước phát triển cam kết giành cho các nước đang phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ. Quyết định hủy bỏ cấm vận này chính là tiền đề, là cơ sở cho sự khai thông quan hệ thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ. Theo đó hàng dệt may Việt Nam với những ưu thế về giá rẻ, chất lượng được đánh giá là khá cao, thời gian giao hàng tốt… đã từng bước thâm nhập thị trường Hoa Kỳ đầy rẫy những cạnh tranh và khó khăn.

Tuy còn rất nhiều trở ngại trên con đường thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 1994 là thời điểm đánh dấu những bước chân đầu tiên của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khổng lồ này.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ (1994 – 2001) Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng (trđv) 2.18 12.76 13.36 14.74 17.32 23.59 35.29 32.72 Tốc độ tăng (%) 485.32 4.70 10.33 17.50 36.20 49.60 -7.28 Giá trị (trUSD) 2.98 17.5 23.9 26.4 29.1 37.8 49.9 49.3 Tốc độ tăng (%) 487.25 36.57 10.46 10.23 29.90 32.01 -1.20 Nguồn: OTEXA

khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã đạt giá trị 2,98 triệu USD. Đây là một con số rất khiêm tốn so với nhu cầu lớn của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ vì Việt Nam mới bắt đầu quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết nhiều về đặc điểm thị trường này và cả hệ thống pháp luật và các quy định, chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nhưng chỉ một năm sau, năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã có tốc độ tăng trưởng rất cao 487,25% gấp gần 6 lần so với năm 1994 – đạt giá trị 17,5 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu như vậy chưa thực sự là lớn nhưng tốc độ tăng trưởng quả là không nhỏ. Kết quả tăng trưởng này đã tác động làm tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng đến 2% (tăng thêm 14,45 triệu USD so với năm 1994). Sở dĩ có mức tăng trưởng kỷ lục như vậy là do Việt Nam đã đi từ con số 0 đi lên, hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ ngày càng tiến triển tốt đẹp. Một trong những biểu hiện đó là: ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố công nhận ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trong năm 1995 ngoại trưởng Hoa Kỳ đã thăm chính thức Việt Nam, chủ tịch nước của Việt Nam cũng có chuyến sang thăm Hoa Kỳ và tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp trong Hội nghị về bình thường hóa quan hệ - bước tiếp theo trong quan hệ Việt Nam– Hoa Kỳ do hội đồng Hoa Kỳ tổ chức, mở ra một trang mới trong quan hệ 2 quốc gia.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều thị trường xuất khẩu hàng dệt may hạn ngạch cũng như phi hạn ngạch của Việt Nam bị giảm sút, thị trường Hoa Kỳ xem ra vẫn là thị trường khá ổn định tuy tốc độ tăng trưởng cũng có giảm sút hơn so với năm trước.

tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 10,23% đạt giá trị 29,1 triệu USD. Nguyên nhân sâu xa đó là ngoài việc giá hàng dệt may Việt Nam vốn đã cao do chênh lệch về thuế suất nay lại càng cao do đồng tiền của các nước chịu khủng hoảng bị mất giá nên các sản phẩm của họ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng Việt Nam. Chính vì vậy hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh không cân sức.

Năm 1999, tình hình được cải thiện sáng sủa hơn, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng lên đáng kể. kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ năm 1999 là 37,80 triệu USD, tốc độ tăng trưởng là 29,9%. Năm 2000 Hiệp định Thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ mới được ký kết. Mặc dù Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký nhưng tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ không mấy sáng sủa thậm chí có xu hướng giảm (năm 2001 tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ so với năm 2000 là -1,2%). Sự suy giảm này là do nền kinh tế thế giới suy thoái do vậy nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng bị giảm sút đáng kể.

Bảng 2.3: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1994 – 2001)

Đơn vị: triệu USD

Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 KNXKDMVN sang Hoa Kỳ 2.98 17.5 23.9 26.4 29.1 37.8 49.9 49.3 KNXK của Việt Nam 4054.3 5448.9 7255.9 9185 9360. 3 11541.4 14482.7 15027 Tỷ trọng (%) 0.07 0.32 0.33 0.29 0.31 0.33 0.34 0.33

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA

Hoa Kỳ tăng theo xu thế chung cùng với kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm xấp xỉ khoảng 0,3%.

Nhưng nếu xem xét hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam thì có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu.

Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (1994 – 2001)

Đơn vị: triệu USD

Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 KNXKDM sang Hoa Kỳ 2.98 17.5 23.9 26.4 29.1 37.8 49.9 49.3 KNXKDM của Việt Nam 537 845 1150 1349 1450 1700 1829 1884 Tỷ trọng (%) 0.55 2.07 2.08 1.96 2.01 2.22 2.73 2.62

Nguồn: Tổng cục thống kê và Phòng Thương mại M ỹ - Bộ phận Thương mại quốc tế

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong giai đoạn này chỉ khoảng hơn 2%, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Trong thời gian tới Hoa Kỳ vẫn là một thị trường tiềm năng để cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hướng tới.

b. Cơ cấu xuất khẩu

sang thị trường Hoa Kỳ là chịu lãi suất quá cao do Việt Nam chưa được hưởng quy chế đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN). Mức thuế suất quá cao này chính là rào cản trực tiếp ngăn không cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam luôn được đánh giá khá cao nhưng vẫn không thể cạnh tranh với các sản phẩm may được nhập khẩu từ các nước khác – những nước được hưởng ưu đãi – các sản phẩm dệt may của họ có giá rẻ hơn hẳn so với các sản phẩm dệt may của Việt Nam. Do vậy, Việt Nam mới chỉ xuất sang Hoa Kỳ một số mặt hàng chính có mức chênh lệch về thuế suất không lớn lắm (có thể cạnh tranh được) thuộc các Cat sau đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ (1994 - 2001) Đơn vị: TrUSD Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt sl (đv) gt

Sơ mi nam dệt thoi vải bông

(340) 66196 1.48 231182 6.18 284680 8.56 246168 7.19

30175

0 8.37 434568 12.18

47735

5 13.27 369039 10.52

Áo choàng nữ vải len (435) 1956 0.36 3522 0.64 42 0.0008 143 0.0036

Comple nữ vải len (444) 19322 0.3 9344 0.27 232 0.001

Váy nữ vải tổng hợp (636) 18 0.003 527 0.1 4270 0.64 10622 1.16 19670 2.1 31816 2.98 17869 1.31 10038 0.43 Comple nữ vải tổng hợp (644) 5148 0.08 99689 1.76 86772 1.67 137 0.0004 159 0.0006 4 0.00058 7398 0.065 Sơ mi nam vải bông dệt kim

(338) 3044 0.077 19307 0.52 66882 2.15 64354 1.95

17202

5 4.68 221003 6.51

25927

0 6.94 347078 10.1

Sơ mi vải len dệt kim (438) 73 0.0016 67 0.001 141 0.0027 195 0.018

Các sản phẩm dệt may khác 1.06 10.62 10.49 13.52 13.95 16.13 28.38 28.16

Tổng 2.98 17.5 23.9 26.4 29.1 37.8 49.9 49.3

Nguồn:U.S.Department of Commerce -International Trade Administration (Phòng Thương mại Hoa Kỳ-Bộ phận Thương mại quốc tế)

Trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn này, tỷ trọng mặt hàng dệt thoi như găng tay, sơ mi trẻ em,… chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng dệt kim như sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng tay dệt kim… hàng dệt may dệt thoi thường chiếm phần lớn trong giá trị xuất khẩu nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng dệt may dệt kim lại cao hơn. Trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì Cat 340 và Cat 338 là xuất khẩu đều đặn và thị trường Hoa Kỳ và nhìn chung đều tăng. Tuy chỉ có năm 1997 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Cat 340 và Cat 338 có sụt giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á nên nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ có giảm đi. Còn các Cat khác xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ không được đều đặn có năm thì xuất khẩu có năm lại không, điều này là do thuế của Hoa Kỳ tăng, nhu cầu thị trường có giảm và sức cạnh tranh của Việt Nam không cao nên các mặt hàng này không thường xuyên xuất hiện ở thị trường Hoa Kỳ. Mặt khác do sự khác biệt trong tiêu chuẩn về sợi dệt và quy trình lắp ráp sản phẩm cũng làm cho việc xuất khẩu các Cat này sang thị trường Hoa Kỳ gặp khó khăn như người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa thích là các sản phẩm áo pull liền tay (không ráp tay) nên yêu cầu khổ vải để sản xuất phải là khổ rộng (2,2m) mà Việt Nam chỉ chủ yếu là vải khổ 1,6m và 1,8m.

Mặc dù vậy nhìn chung các mặt hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn này đã đáp ứng được một phần đòi hỏi của thị trường và đang dần tập làm quen với một thị trường lớn và đầy tính phức tạp như Hoa Kỳ.

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giaiđoạn 2001 – 2006đoạn 2001 – 2006đoạn 2001 – 2006 đoạn 2001 – 2006

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 51)