Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 109)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

3.3.3.6. Giải pháp về tài chính

- Vốn cho đầu tư phát triển

Để giải quyết vốn cho đầu tư phát triển, ngành Dệt may Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hoá các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, cổ phiếu, trái phiếu quốc tế), vay thương mại với điều kiện có hoặc không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

- Vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực và xử tý môi trường.

Viện nghiên cứu, các Trường đào tạo trong ngành Dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may theo nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Nhà nước cho doanh nghiệp Dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường.

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.4.1. Đối với Chính phủ

Để có thể đảm bảo thực hiện thành công các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường Hoa Kỳ kể trên cần có quyết tâm cao của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ và Ban ngành… để đối phó được nguy cơ Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá cần xác định rõ nguyên nhân cơ bản của nó. Nếu xác định được Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá vì lý do chính trị thì sẽ không có cách nào ngăn cản. Khi ấy chỉ có chủ động đối phó trước bằng cách nhận biết sớm để chủ động chuẩn bị theo kiện, giảm nhẹ thiệt hại và chuẩn bị tốt để có thể khởi kiện trong khuôn khổ WTO nếu thấy Hoa Kỳ có vi phạm các quy định của WTO về chống bán phá giá trong quá trình tiến hành vụ kiện chống bán phá giá.

- Việt Nam cần chủ động phát triển quan hệ chính trị Việt Nam– Hoa Kỳ thông qua những chuyến thăm cấp Nhà nước của nguyên thủ hai bên, tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác kinh doanh, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa doanh nghiệp và nhân dân Việt Nam– Hoa Kỳ. Đây cũng là điều kiện đảm bảo củng cố lòng tin của các nhà đầu tư và nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ trước những lo ngại về nguy cơ chống bán phá giá bởi cơ chế giám sát của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam. Bằng chứng là sự trở ngại của các doanh nghiệp này với các đơn hàng lớn, dài hạn đã tạo nên bước phát triển lịch sử của xuất khẩu dệt may Việt Namđưa dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu chủ lực sau 9 tháng hội

nhập WTO.

- Mặt khác Chính phủ Việt Nam cần kiểm tra ngay các tiêu chuẩn để được công nhận và được đối xử theo tư cách nền kinh tế thị trường và chuẩn bị trước hồ sơ theo hướng này. Chuẩn bị trước về cách xác định theo cơ sở một nước thứ ba tương tự và các lập luận để được chấp nhận cách thức kiểm tra các điều kiện cạnh tranh tương tự có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ uy tín của hàng dệt may Việt Nam, giám sát quản lý hàng dệt may xuất khẩu phát triển đúng hướng và phù hợp với thông lệ quốc tế… Bộ công thương cần phải phối hợp các biện pháp sau:

o Dừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng dệt may, bán thành phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Hoa Kỳ.

o Hoàn thiện việc nối mạng điều hành với Tổng cục Hải quan để có cơ sở dữ liệu xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ làm cơ sở đối chiếu với số liệu của phía Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường kiểm soát việc cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O). Sử dụng thông tin/dữ liệu của Tổng cục Hải quan và C/O do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp làm cơ sở để quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

o Lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu bao gồm Bộ công thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) để thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất nhập khẩu hàng dệt may hoặc có dấu hiệu xuất khẩu tăng đột biến về số lượng hàng xuất hoặc giá giảm quá thấp.

3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quanBộ Công Thương:Bộ Công Thương:Bộ Công Thương: Bộ Công Thương:

Việt Nam xây dựng thí điểm các cụm dệt - may đồng bộ để rút kinh nghiệm và giúp ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai rộng trên địa bàn địa phương theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2015, nhằm thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án thuộc những lĩnh vực ưu tiên (dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hay các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt - may) theo đúng quy định hiện hành để nhận những hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hay nhận các ưu đ•i về tín dụng của Nhà nước.

- Hoàn thiện Chiến lược Khoa học công nghệ công nghiệp 2001-2010; tổ chức hệ thống thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

- Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may yên tâm kinh doanh sản xuất, đáp ứng các quy định tiêu chuẩn quốc tế về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương cần tăng cường phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc cấp chứng nhận xuất xứ (C/O), đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp C/O để tránh các hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hoá. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần triển khai các hoạt động kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong ngành.

- Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu nguyên vật liệu, phế thải, phế liệu và máy móc thiết bị cho ngành dệt may, đặc biệt là nhập khẩu hoá chất, bông phế thải, thiết bị.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm soát chặt chẽ luồng đầu tưnước ngoài vào ngành dệt may, nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tưnước ngoài vào ngành dệt may, nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tưnước ngoài vào ngành dệt may, nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may, nhất là ngành dệt để hạn chế các dự án đầu tư

có công nghệ lạc hậu, cũ. Kiểm soát chặt chẽ luồng đầu tư từ Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh và Tổng công ty Dệt - may ViệtNam xây dựng Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phátNam xây dựng Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phátNam xây dựng Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát Nam xây dựng Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đảm bảo đảm bảo không phá vỡ cân đối quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

3.4.3. Đối với hiệp hội ngành hàng

- Hiệp hội dệt may Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan

để cập nhật những số liệu xuất nhập khẩu, từ đó có thể cảnh báo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về tình hình liên quan đến các biện pháp chống bán phá giá ở Hoa Kỳ và các thị trường xuất khẩu khác. Để chủ động đối phó với cơ chế giám sát và nguy cơ kiện chống bán phá giá, Hiệp hội cần phải nhanh chóng thuê luật sư quốc tế, có khả năng tranh cãi về các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá và quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO…

- Tổ chức hệ thống thông tin thị trường Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ các nỗ lực marketing liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu chuẩn hóa các chương trình kế toán cho các giao dịch thương mại và thầu phụ; tổ chức các kênh thông tin hỗ trợ để thúc đẩy các mối quan hệ thầu phụ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác.

- Phân nhóm, đề xuất những giải pháp chuyên môn hoá nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành dệt may liên kết với nhau thành những nhóm để chia sẻ thông tin, công nghệ, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường.

- Làm đầu mối tiếp xúc với những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước, các tổ chức quốc tế... nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp dệt may ở diện rộng, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, trình độ quản lý, ứng dụng các hệ thống quản lý môi trường tiên tiến như ISO 14000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000...

- Xây dựng các trang web riêng cho ngành dệt may ở mỗi địa phương, như trang web của hiệp hội dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh, nhằm chia sẻ thông tin, công nghệ, quy trình sản xuất và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề về môi trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo,nâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp nội dung đào tạo của cácnâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp nội dung đào tạo của cácnâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp nội dung đào tạo của các nâng cao tay nghề cho người lao động, kết hợp nội dung đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề; Bố trí việc thực tập tại các doanh nghiệp thành viên cho các học viên của các trung tâm nói trên.

3.4.4. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may

Bên cạnh những nỗ lực từ phía các bộ, ngành, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần hiểu biết đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ, đồng thời nghiêm túc thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với Hiệp hội dệt may và với các nhà nhập khẩu có quyền lợi liên quan để tranh thủ sự hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

- Trước hết, các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần có giải pháp tập trung ưu tiên mọi nguồn lực để đầu tư hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ, ứng dụng các công nghệ thân thiện hơn với môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt nhuộm hiện đang sử dụng các công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

- Huy động mọi nguồn lực tài chính tự có của doanh nghiệp, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế để khai thác tối đa tiềm năng tài chính của mỗi doanh nghiệp nhằm xây dựng các dự án đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, các hệ thống xử lý nước thải... Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác, liên kết, gia nhập các hiệp hội dệt may trong nước và ngoài nước.

- Các doanh nghiệp trong ngành cần thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, hiện đại hoá quản lý. Mỗi doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng các hệ thống thông tin quản lý, trên cơ sở hệ thống thông tin quản lý ở các nước đã phát triển qua nhiều giai đoạn với các tên gọi khác nhau như MRP (hoạch định nhu cầu vật tư), MRP II (hoạch định nguồn lực sản xuất), ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), SCM (quản lý dây chuyền cung ứng), Hậu cần toàn cầu (Global Logistics) và Kinh doanh điện tử (E-commerce)... Mỗi doanh nghiệp cần chọn cho mình hệ thống thông tin phù hợp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

- Tiến hành hoàn thiện hệ thống quản lý năng suất và chất lượng, tập trung vào thiết kế và phát triển sản phẩm, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9002, ISO 14000, SA 8000... Mỗi doanh nghiệp nên thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhằm đưa ra các chiến lược sản phẩm hợp lý với mẫu mã phong phú và chủ động tạo ra các mặt hàng mới đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu khách hàng nước ngoài.

- Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của doanh nghiệp, tin học hoá toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được nhiều mục đích như đảm bảo tiến độ sản xuất, giảm thời gian thiết kế các sản phẩm mới, cải tiến công tác quản lý sản xuất và quản lý xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hướng mạnh vào xuất khẩu, coi xuất khẩu là hoạt động mũi nhọn của kinh tế đối ngoại. Với quan điểm tiếp cận như vậy, có thể thấy rằng đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sẽ giúp thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút lực lượng lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của lĩnh vực xuất khẩu dệt may và toàn bộ nền kinh tế.

Trong nội dung nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả đáng chú ý sau:

- Phân tích được đặc điểm thị trường hàng dệt may của Hoa Kỳ, nghiên cứu và tập hợp đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

- Phân tích được thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua các giai đoạn khác nhau, tìm ra nguyên nhân của sự hạn chế về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ so với các đối thủ cạnh tranh khác, chỉ rõ được những điểm mạnh, điểm yếu của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này.

- Thông qua những phân tích và đánh giá về thị trường dệt may Hoa Kỳ, thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thì trường này, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, đồng thời phát huy những lợi thế, khả năng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban châp hành Trung ương Đảng khóa VIII (2001), Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng – Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 109)