Quan hệ thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ giai đoạn này

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 48)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

2.1.1.1. Quan hệ thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ giai đoạn này

Quan hệ thương mại Việt – Hoa Kỳ không đợi cho đến khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ mới hình thành mà tự nó đã phát triển theo chiều hướng tích cực phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước vì Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời là nguồn cung cấp những thiết bị công nghệ hiện đại và hàng tiêu dùng cao cấp trên Thế giới. Trong khi đó Việt Nam có nhiều mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường khổng lồ này và cũng có nhu cầu khá lớn về các sản phẩm của Hoa Kỳ. Do vậy, thông qua hàng loạt các chi nhánh của các công ty của mình ở Đông á, Hoa Kỳ đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng để thâm nhập thị trường Việt Nam. Và ngay cả khi lệnh cấm vận chưa bị bãi bỏ, các công ty Hoa Kỳ vẫn lợi dụng sự lỏng lẻo trong lệnh cấm vận để thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho sự có mặt chính thức của mình ở thị trường Việt Nam, tuy nhiên mức độ thâm nhập còn nhiều hạn chế.

Các hoạt động thương mại của các công ty Hoa Kỳ đối với Việt Nam đang diễn ra hết sức nhộn nhịp, từ chỗ chưa được xếp trong bảng các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhanh chóng có vị trí đáng kể trong buôn bán với nước ta. Theo số liệu của Bộ Thương mại buôn bán hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong năm 1993 mới chỉ có 62 triệu USD, thì đến năm 1994 đã đạt 180 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang

Hoa Kỳ đạt khoảng 50 triệu USD, chủ yếu là nông sản và hàng công nghiệp nhẹ có hàm lượng lao động cao.

Kết thúc năm 1995, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ là 500 triệu USD, năm 1996 chỉ khoảng 1 tỷ USD. Thế nhưng thực tế trong năm 1997 cho thấy sự tiến triển trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không mấy khích lệ như dự đoán và mong đợi. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chỉ đạt 569 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu 319 triệu USD, chủ yếu là phân bón, thiết bị bưu chính viễn thông, nguyên liệu giấy, nguyên liệu bông; còn Hoa Kỳ nhập của Việt Nam là 250 triệu USD, chủ yếu là nông sản như cà phê, hải sản. Điều này được minh họa qua bảng sau:

Bảng 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng 1994 1995 1996 1997 Cà phê 30 145.2 109.4 90 Dầu thô 0 0 80.7 34.6 Giầy 0 3.3 39.7 79.2 Thủy, hải sản 5.5 17.3 29.7 38.6 Than 1.5 6.4 9.1 - Trái cây 0.4 0.9 7.9 11.6 Gạo 4.5 0 5.8 11.3

Quần áo may sẵn 0.9 0 5.8 20

Các mặt hàng khác 7.2 4.9 7.9 -

Tổng 50 178 296 250

Nguồn: Thông tin của Đại sứ quán Hoa Kỳ, 1998

Bước sang năm 1998 – 1999, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn chưa có những bước cải tiến đáng kể. Trong năm 1998, tỷ lệ Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam (502 triệu USD) so với từ Thế giới (994 tỷ USD) là

0,05% và tỷ lệ Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam (425 triệu USD) so với xuất sang cho Thế giới (688 tỷ USD) là 0,07% (1). Ba quý đầu năm 1999 Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Hoa Kỳ được 411 triệu USD (chủ yếu là do tăng cường xuất khẩu dầu thô, tăng 42%, trong khi xuất khẩu các mặt hàng khác giảm 5%) và nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm xuống còn 298 triệu USD(2).

Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Hoa Kỳ hàng năm đạt trị giá hơn 45 tỷ USD nhưng Việt Nam mới chỉ xuất được 26 triệu USD năm 1998 (một tỷ lệ rất thấp). Năm 1998, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng cà phê, chè, gia vị trị giá là 3,762 tỷ USD, nhưng chỉ nhập từ Việt Nam có 108 triệu USD. Về nhóm hải sản, năm 1998 Việt Nam chỉ xuất được sang Hoa Kỳ một lượng rất nhỏ, chỉ chiếm 0,06% so với nhu cầu nhập khẩu (7,65 tỷ USD) mặt hàng này của Hoa Kỳ.

Như vậy, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Đó là do nguyên nhân sau:

Thứ nhất, cho đến tháng 7/2000, do hai nước chưa có Hiệp định thương mại song phương và Việt Nam chưa được hưởng quy chế MFN của Hoa Kỳ, nên trên thị trường Hoa Kỳ hàng hóa của Việt Nam kém sức cạnh tranh do biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có sự khác biệt rất lớn về thuế suất đối với hàng hóa từ các nước được hưởng quy chế MFN và các nước không được hưởng quy chế này. Thuế suất không có MFN thường cao hơn rất nhiều so với thuế suất có MFN, nhất là đối với nhiều mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu cao như hàng dệt may, dầu thô, nông hải sản chế biến.

Thứ hai, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng vì đây là một yêu cầu coi trọng hàng đầu và là chìa khóa để mở cửa vào thị trường Hoa Kỳ.

1Thời báo kinh tế Việt Nam, ngày 7/7/1999 và ngày 4/12/1999

Thứ ba, việc thiếu thông tin về hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ cũng là một trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Hệ thống Hoa Kỳ rất phức tạp, mỗi bang lại có một thể lệ riêng nên không thể chủ quan áp dụng từ thị trường này sang thị trường kia, từ bang này sang bang kia...

Sau 4 năm đàm phán phức tạp và căng thẳng Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được ký kết vào ngày 13-7-2000. Việc Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (sau khi được quốc hội hai nước phê chuẩn) sẽ là một bước tiến hết sức quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Hoa Kỳ. Nó tạo ra cơ sở pháp lý cho sự tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác và đầu tư giữa hai nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi... Đây cũng là bước tiến có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập WTO của Việt Nam sau này. Đối với Việt Nam việc ký Hiệp định thương mại thương mại sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại để từng bước hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường rộng lớn, có thu nhập cao và thói quen tiêu dùng nhiều, nguồn vốn lớn (chiếm hơn 20% tổng đầu tư ra nước ngoài của Thế giới). Việc áp dụng quy chế tối huệ quốc sẽ làm cho thuế suất đánh vào hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ giảm bình quân từ khoảng 40-50% xuống còn 3%, tạo điều kiện đẩy nhanh xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Việc ký kết Hiệp định thương mại là quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu. Quá trình phê chuẩn và đặc biệt là việc thực hiện Hiệp định vẫn còn nhiều khó khăn. Đây mới chỉ là đánh dấu một trang mới trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w