- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ
3.3.1.3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành dệt may
Chính sách hỗ trợ và ưu đãi doanh nghiệp dệt may
Trong thời gian tới những chính sách sau đây có thể được thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may Việt Nam:
- Miễn giảm tiền thuê đất, kể cả phần đất xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của dự án, Nhà nước cung ứng các yếu tố đầu vào về hạ tầng cơ sở đến tận chân công trình…
- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng ưu đãi hơn so với các quy định hiện hành, đặc biệt đối với các dự án đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, các khu vực nghèo. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần vốn xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên của dự án.
- Miễn giảm thuế giá trị gia tăng cho các dự án sản xuất nguyên nhiên liệu cho ngành dệt bông, dâu tằm… nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho dự án.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động địa phương của dự án. Mức hỗ trợ có thể lên đến 100% tùy theo địa điểm dự án. Hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của dự án tại các trường đào tạo ở trong nước.
Đối với các dự án di dời theo quy hoạch, ngoài việc được hưởng các ưu đãi nói trên còn được hưởng các hỗ trợ như: toàn bộ chi phí di dời đến địa điểm mới của dự án, mức lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên trong thời gian di dời, một phần từ kinh phí thu được khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển của ngành dệt
may trong tương lai. Trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau: Đối với cán bộ quản lý kinh tế - kỹ thuật: cần thường xuyên bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ, nghiên cứu và áp dụng các kỹ năng quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Đối với cán bộ ở khâu thiết kế sản phẩm và bán hàng: cần tập trung đầu tư mạnh cho đội ngũ thiết kế thời trang cả về trình độ lẫn kiến thức cơ sở vật chất cho thực hành, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu trong và ngoài nước để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
Đối với người lao động: đẩy mạnh công tác đào tạo công nhân lành nghề trong từng lĩnh vực, trong từng dây chuyền sản xuất và tạo điều kiện cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Chú trọng đào tạo những chuyên gia pháp luật, những người có khả năng am hiểu kinh doanh quốc tế có trình độ tư vấn, hỗ trợ hợp tác và kinh doanh quốc tế, trước hết, là am hiểu về những hệ thống pháp luật liên quan đến kinh doanh như luật bản quyền, luật chống bán phá giá, luật chống độc quyền, luật bảo vệ người tiêu dùng, các quy định về an toàn sản phẩm, bảo vệ môi trường, về hải quan… Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác đào tạo kỹ sư thực hành, chuyên sâu gắn liền với các yêu cầu của ngành dệt may. Nhà nước cần dành một phần lớn ngân sách và các ưu đãi khác cho việc củng cố và nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo hiện có và sẽ có, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo…Ngoài ra cần nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ học bổng cho ngành dệt may trong việc đào tạo chuyên gia ở nước ngoài. Có chính sách khuyến khích sự phối hợp giữa trường đào tạo, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.
3.3.2. Một số giải pháp vi mô
Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, bên cạnh những cơ hội, thuận lợi do mở rộng thị trường, khả năng tiếp cận nhiều nguồn vốn,
công nghệ mới, cung cách quản lý mới… thì việc mở cửa thị trường trong nước, việc giảm thuế theo lộ trình, sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho các doanh nghiệp bị bãi bỏ, sẽ tạo ra những thách thức cho hoạt động của những doanh nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp cần quan tâm đến các nhóm giải pháp sau:
3.3.2.1. Xác định thị trường mục tiêu, thị trường ngách
Thị trường tiêu thụ hàng dệt may Hoa Kỳ bao gồm các thị phần trải rộng và phân chia thành nhiều cấp độ từ thấp cấp đến cao cấp nhất với những kênh phân phối và yêu cầu đẳng cấp chất lượng cũng như giá cả sản phẩm khác nhau rất xa.
Đối với đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp thì họ sẵn sàng mua sản phẩm từ các cửa hàng bình dân của người Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc… mà ở đó hàng hóa không cần nhãn hiệu, chỉ cần hợp thời vụ và giá rẻ.
Đối với người tiêu dùng có thu nhập trung bình trở lên thì bắt đầu chú ý đến nhãn hiệu sản phẩm và thương hiệu bán lẻ với với đẳng cấp giá cả trung bình – phần lớn giới này mua hàng tại các siêu thị tại các siêu thị bình dân, siêu thị giảm giá hoặc siêu thị bán buôn.
Giới có thu nhập khá hơn thường chọn các cửa hàng Collection hoặc các siêu thị cao cấp với các nhãn hiệu đẳng cấp cao.
Giới thu nhập cao thường chọn các nhãn hiệu cao cấp với các nhãn hiệu cao cấp nhất hoặc các cửa hàng thời trang đặc biệt có thiết kế và may riêng lẻ. Do vậy, tùy đặc điểm trình độ và khả năng sản xuất, mỗi doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu của mình là thị trường đại chúng có thu nhập thấp hay thị trường giới tiêu thụ có thu nhập trung bình, trung bình cao hoặc cao cấp.
Đối với thị trường đại chúng thì giá cả sản phẩm là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lược tiếp thị. Còn đối với thị trường có thu nhập trung bình và trung bình cao trở lên thì yếu tố quyết định lại là nhãn hiệu sản
phẩm, đẳng cấp chất lượng và khả năng đáp ứng nhanh.
Ngoài ra các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thị trường, sản phẩm ngách phù hợp với khả năng, điều kiện và lợi thế của dệt may Việt Namnhằm giảm bớt tính cạnh tranh trên thị trường, phát huy lợi thế của dệt may Việt Nam.