Đối với các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 111)

a. Kim ngạch xuất khẩu

3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quan

o Dừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng dệt may, bán thành phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Hoa Kỳ.

o Hoàn thiện việc nối mạng điều hành với Tổng cục Hải quan để có cơ sở dữ liệu xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ làm cơ sở đối chiếu với số liệu của phía Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường kiểm soát việc cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O). Sử dụng thông tin/dữ liệu của Tổng cục Hải quan và C/O do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp làm cơ sở để quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

o Lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu bao gồm Bộ công thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) để thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất nhập khẩu hàng dệt may hoặc có dấu hiệu xuất khẩu tăng đột biến về số lượng hàng xuất hoặc giá giảm quá thấp.

3.4.2. Đối với các Bộ, ngành liên quanBộ Công Thương:Bộ Công Thương:Bộ Công Thương: Bộ Công Thương:

Việt Nam xây dựng thí điểm các cụm dệt - may đồng bộ để rút kinh nghiệm và giúp ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai rộng trên địa bàn địa phương theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và 2015, nhằm thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển ngành.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án thuộc những lĩnh vực ưu tiên (dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu hay các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt - may) theo đúng quy định hiện hành để nhận những hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hay nhận các ưu đ•i về tín dụng của Nhà nước.

- Hoàn thiện Chiến lược Khoa học công nghệ công nghiệp 2001-2010; tổ chức hệ thống thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

- Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may yên tâm kinh doanh sản xuất, đáp ứng các quy định tiêu chuẩn quốc tế về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa, Bộ Công Thương cần tăng cường phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong việc cấp chứng nhận xuất xứ (C/O), đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp C/O để tránh các hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hoá. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần triển khai các hoạt động kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh trong ngành.

- Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu nguyên vật liệu, phế thải, phế liệu và máy móc thiết bị cho ngành dệt may, đặc biệt là nhập khẩu hoá chất, bông phế thải, thiết bị.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 111)