Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 66)

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ

2.1.2.1. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2006

đoạn 2001-2006

a. Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001 - 2006)

Năm

Số lượng (trđv) 32.72 358.1 827.4 905.4 950.5 1147.8

Tốc độ tăng (%) -7.28 994.44 131.05 9.43 4.98 20.76

Giá trị (trUSD) 49.3 951.7 2484.3 2720 2880.5 3396.1

Tốc độ tăng (%) -1.20 1830.43 161.04 9.47 5.92 17.90

Nguồn:OTEXA

Cuối năm 2001, Hiệp định thương mại song phương được ký kết, ngay lập tức tác động trực tiếp vào doanh nghiệp Hoa Kỳ, Hoa Kỳ bắt đầu cắt giảm thuế suất hàng loạt theo Hiệp định. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ là -1,2% thì đến năm 2002 con số này đã đạt kỷ lục là 1830,43% (bảng 2.7) và chiếm 5,7% (bảng 2.8) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm đó. Thị phần của Hoa Kỳ về hàng dệt may cũng tăng đáng kể chiếm 36,24% (bảng 2.9) trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2002.

Nguyên nhân của hiện tượng “bùng phát” xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là do Hoa Kỳ trao Tối huệ quốc MFN - quy chế thương mại bình thường NTR cho Việt Nam, qua đó giảm đáng kể mức thuế suất trung bình mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (từ 40% xuống còn đến 3-4%).

Tuy nhiên sự tăng trưởng xuất khẩu này đã chấm dứt vào năm 2003 với việc thực hiện Hiệp định dệt may Việt Nam- Hoa Kỳ cùng giới hạn của Hiệp định này đối với sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ khoảng 161% so với năm 2002 và đạt khoảng 2,4 tỷ USD. Tuy nhiên tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 72,04%, gấp đôi so với năm 2002 . Điều này góp phần không nhỏ cho việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu của Việt Nam nói chung (chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam – gấp 2,5 lần so với năm 2002 – bảng 2.8)

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (2001 - 2006)

Đơn vị: triệu USD

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

KNXKDMVN sang Hoa Kỳ 49.3 951.7 2484.3 2719.6 2880.5 3396.1

KNXK của Việt Nam 15027 16705.8 19880 26504 32000 39600

Tỷ trọng (%) 0.33 5.70 12.50 10.26 9.00 8.58

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA

Giai đoạn 2004 – 2005 tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ có chiều hướng đi xuống, năm 2004 là 9,47% và năm 2005 là 5,92% (bảng 2.7). Tuy tốc độ tăng có sụt giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng. Điều này cho thấy ban đầu có sự tăng vọt là do mới được hưởng do cắt giảm thuế quan, sau đó hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và kiểm soát được thị trường.

Bảng 2.9: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (2001 - 2006)

Đơn vị: trUSD

Năm

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

KNXKDM sang Hoa Kỳ 49.3 951.7 2484.3 2719.6 2880.5 3396.1

KNXKDM của Việt Nam 1884 2626 3448.7 4260 4632.8 5834

Tỷ trọng (%) 2.62 36.24 72.04 63.84 62.18 58.21

Nguồn: Tổng cục thống kê và OTEXA

Qua bảng 2.8 cho thấy, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng và chiếm tỷ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bình quân trong giai đoạn này chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Kết quả này kim

ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí dẫn đầu, vượt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 1,45 -1,5 tỷ USD và Nhật bản 700 triệu USD năm 20073.

b.Cơ cấu xuất khẩu

Bảng 2.10 là một số các Cat. xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn này. Theo đó, tất cả các lô hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ thuộc các chủng loại hàng (Cat.) 338, 339, 340,341, 345, 347, 348, 351, 352 đều phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Việc đăng ký và làm thủ tục cấp C/O được thực hiện tại các Tổ cấp C/O của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Việc cấp C/O được thực hiện không quá 4 giờ làm việc kể từ khi các Tổ cấp C/O nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Các thủ tục cấp C/O được thực hiện theo các quy định hiện hành và hướng dẫn của VCCI. Tổng Cục Hải quan hàng ngày truyền số liệu về các lô hàng thuộc 9 Cat. nêu trên đã thông quan xuất khẩu cho Bộ Công Thương và VCCI để đối chiếu và kiểm tra. VCCI cung cấp số liệu tổng hợp tình hình cấp C/O trong tháng các Cat. cho Bộ Công Thương trong vòng 5 ngày đầu của tháng kế tiếp.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) có trách nhiệm cung cấp thông tin về năng lực sản xuất của các thương nhân, đơn giá bình quân của các Cat. để giúp Hải quan và VCCI ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại. Khi phát hiện những thương nhân xuất khẩu số lượng lớn vượt quá năng lực sản xuất, những lô hàng có đơn giá quá thấp, lô hàng lắp ráp từ các bán thành phẩm nhập khẩu... Tổ Kiểm tra cơ động hàng dệt may (thuộc Bộ Công Thương) sẽ có biện pháp kiểm tra và kiến nghị xử lý kịp thời. Cũng theo Thông tư số 07/2009/TT-BCT, Bộ Công Thương bãi bỏ Quyết định số 35/2008/QĐ-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2008 về việc cấp C/O đối với một số

Bảng 2.10: Cơ cấu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2001-2006) Đơn vị: TrUSD Năm Chỉ tiêu 338 339 340 341 345 347 348 351 352 Khác Tổng 2001 sl(đv) 347078 366054 369039 255835 1886 43830 106207 435 1767 Giá trị 10.06 8.00 10.52 10.18 0.09 0.73 1.34 0.00 0.01 8.37 49.3 2002 sl(đv) 2373247 3694426 527019 663697 142188 1280418 83102 187639 453563 Giá trị 105.55 129.62 25.36 29.27 10.55 73.47 1.55 6.16 3.88 566.29 951.7 2003 sl(đv) 5835472 11543777 1243043 383820 229929 4380289 2454524 440199 1186393 Giá trị 252.39 415.54 62.16 20.49 16.11 262.01 129.86 15.13 11.55 1299.04 2484.3 2004 sl(đv) 5172893 11176690 1637552 383820 59823 2050674 7296727 83924 539393 Giá trị 251.69 415.75 95.68 20.49 4.99 147.38 374.66 5.14 6.53 1397.29 2719.6 2005 sl(đv) 4002851 10156877 1820660 523748 81371 2100592 4967592 256737 795942 Giá trị 209.07 400.73 109.32 25.07 6.28 142.95 333.73 15.25 13.89 1624.21 2880.5 2006 sl(đv) 4373262 13872481 1850851 541500 63891 3155967 6483691 334174 1233858 Giá trị 219.79 555.09 108.38 26.86 4.48 207.57 403.56 14.22 18.26 1837.90 3396.1 Nguồn:OTEXA

Năm 2003, là năm thắng lợi đối với dệt may nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Với thị trường Hoa Kỳ đây là năm đầu tiên áp dụng hạn ngạch có rất nhiều thách thức, thời hạn từ lúc ký Hiệp định cho đến khi thực hiện rất ngắn, chỉ có một tuần, hệ thống quản lý Nhà nước về hạn ngạch hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối với thị trường này. Vì vậy trong quá trình thực hiện còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung là thắng lợi. Năm 2003, trong điều kiện số lượng hạn ngạch phía Hoa Kỳ áp đặt cho Việt Nam có hạn, trị giá chỉ khoảng 1,7 tỷ USD nhưng các doanh nghiệp đã xuất được 2,4 tỷ USD.

Tỷ lệ thực hiện của 20/25 Cat bị quản lý bằng hạn ngạch đạt trên 86% tổng nguồn. Tuy nhiên, ở một số chủng loại, dù đã có sự quản lý chặt ở cả hai đầu xuất và nhập, song số liệu cấp visa và E/C của Bộ vẫn thấp hơn kết quả thống kê lượng nhập khẩu của Hải quan Hoa Kỳ. Nguyên nhân sự chênh lệch số liệu có thể do những trường hợp gian lận thương mại, làm giả chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C)…

Trước tình hình này, một đoàn hải quan Hoa Kỳ phối hợp với các quan chức Việt Nam đã đi kiểm tra gần 100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Theo cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam có năng lực sản xuất lớn và hầu hết đều có những chứng từ hợp lệ khi có đoàn kiểm tra. Tuy nhiên có khoảng 1 triệu tá hàng may cần phải cắt giảm từ hạn ngạch đã thỏa thuận vì những lô hàng này không được sản xuất tại Việt Nam, hoặc có nhà máy nhưng đóng cửa, hoặc nhà máy không cung cấp đúng chứng từ cần thiết và hợp lệ đối với lô hàng. Cũng trong năm 2003, Bộ Thương mại đã phát hiện một số vụ vi phạm trong việc sử dụng hạn ngạch và đã thu hồi hạn ngạch đã cấp cho những doanh nghiệp vi phạm này và chuyển cho các nhà xuất khẩu khác.

Năm 2004, khó khăn lớn nhất với ngành dệt may là năm đầu tiên chịu sức ép về hạn ngạch từ phía Hoa Kỳ. Cắt giảm hạn ngạch là một tín hiệu không vui đối với ngành dệt may Việt Nam, khi mà đầu năm 2005 chế độ

quota sẽ được bãi bỏ. Trong lúc các nước đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan không bị áp dụng hạn ngạch, Việt Nam không chỉ phải duy trì cho đến khi là thành viên chính thức của WTO mà còn bị giảm hạn ngạch vào Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đi tất cả các nước đạt khoảng 4,6 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2004, trong đó các thị trường chính như Hoa Kỳ đạt khoảng 2,8 tỷ USD, chiếm 62% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam .

Trong 25 mặt hàng xuất khẩu còn bị áp đặt hạn ngạch, theo tỷ lệ sử dụng hạn ngạch có thể phân thành 3 nhóm như sau:

+ Nhóm 8 mặt hàng sử dụng hết hạn ngạch là các Cat 338/339, 340/640, 341/641, 359/659 – S, 638/639, 647/648 và 620.

+ Nhóm 4 mặt hàng có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch trên 80% là các Cat. 334/335, 342, 642, 347/348 và 440.

+ Nhóm 13 mặt hàng còn lại có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch dưới 80%.

Điểm đáng chú ý trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2005 là nhịp độ tăng cao hơn và tỷ lệ sử dụng hạn ngạch cao hơn so với năm 2004 cụ thể:

+ Năm 2005 xuất khẩu hầu hết các Cat. (24/25 Cat.) đều tăng so với năm 2004, trong đó tăng nhiều nhất là các Cat 333 (1315%), Cat.447 (365%), Cat.620 (553%) và Cat.434 (499%).

+ 5 Cat chủ yếu chiếm khoảng 86% lượng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ đều có tỷ lệ sử dụng hạn ngạch cao (Cat. 338/339 chiếm 36,7% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 99,29%; Cat.347/348 chiếm 26,5% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 91,04%; Cat. 647/648 chiếm 9,5% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 107,13%; Cat. 340/640 chiếm 7,8% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 99,86% và Cat. 638/648 chiếm 5,2% hạn ngạch, đạt tỷ lệ sử dụng 104,13%).

Như vậy trong khi hàng dệt may xuất khẩu phi hạn ngạch sang Hoa Kỳ năm 2005 giảm 5,7% thì nhờ sự điều hành của Liên Bộ và nỗ lực phấn đấu của doanh nghiệp hàng xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ theo hạn ngạch lại tăng khá tốt, đạt nhịp độ tăng trưởng 13,2% so với năm 2004. Tổng số hạn ngạch dệt may của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2005 chỉ khoảng hơn 1,6 tỷ USD trong khi Việt Namcó khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp với công suất sản xuất và xuất khẩu khoảng 9-10 tỷ USD.

Kế hoạch xuất khẩu của ngành trong năm 2006 đã được hoàn thành tốt nhờ sự cố gắng của các doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý trong việc điều hành cơ chế hạn ngạch được minh bạch, rõ ràng, giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác xuất khẩu của mình. Một trong những nguyên nhân khác là do cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như đều hoàn thành 100%.

c. Sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Thế giới vẫn coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chủ lực đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt may, mặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn do chính sách bảo hộ không rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,16% tổng hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia (bảng 2.11).

Bảng 2.11: Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ của một số quốc gia

Đơn vị: Triệu USD

Năm Nước 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Ấn độ 2633.34 2992.64 3211.52 3633.27 4616.58 5031.07 Inđônexia 2552.74 2328.67 2375.70 2620.19 2081.33 3901.51 Trung Quốc 6536.32 8744.04 11608.83 14558.08 22405.22 27067.62 Việt Nam 49.30 951.70 2484.30 2719.60 2880.50 3396.10 Thế giới 70239.76 72183.13 77434.04 83310.44 89205.49 93278.71 Nguồn:OTEXA

những mặt hàng mới để xuất khẩu vào thị trường này chứ không phụ thuộc vào những Cat “nóng” vốn được coi là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ.

Bộ Công thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp: “Cần lưu ý trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng đối với các mặt hàng thuộc diện giám sát của Hoa Kỳ, nhất là các Cat339, 641, 639, và 638.. doanh nghiệp nên nhận những đơn hàng có chất lượng cao, giá trị cao, không nên thực hiện các đơn hàng đơn giản, giá trị thấp…” bởi cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ là việc mà ngay cả phía Hoa Kỳ cũng rất mơ hồ, trong thời gian tới đây cơ chế này sẽ không là vấn đề lớn đối với hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ thay thế cơ chế giám sát bằng một hình thức khác, họ thành lập “đội nhảy”, đội này sẽ kiểm tra và xử lý bất cứ thời điểm nào nếu nghi ngờ có dấu hiệu phá giá, gian lận thương mại trong xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam.

Giải pháp mà ngành dệt may Việt Nam đưa ra để thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa Kỳ là phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư chuyển tiếp, các dự án di dời, các dự án đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh, nhất là với các dự án sản xuất vải, các dự án sản xuất nguyên phụ liệu để chủ động nguồn nguyên phụ liệu. Hiện nay, 70 - 80% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam là nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... Đây chính là trở ngại lớn cho sự phát triển của ngành. Việc cấp bách trong thời gian tới là phải tập trung xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, trước mắt là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

động phần nhiều phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tạo ra các mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu. Do đó, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cũng phải chú trọng đến khâu đào tạo này.

Hơn nữa, cơ cấu sản phẩm dệt may cũng phải đổi mới, tập trung vào sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính như hiện nay.

2.2. XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Bắt đầu từ 1/1/2007, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, Việt Nam chính thức được phía Hoa Kỳ dỡ bỏ hạn ngạch, ngành dệt may Việt Nam có cơ hội ngang bằng với các nước trên thế giới xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ sau khi Việt nam gia nhập WTO (Trang 66)