- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may
Về đầu tư, đổi mới công nghệ
Tổ chức lại các viện nghiên cứu phát triển chuyên ngành theo hướng chuyển các đơn vị này theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự nghiên cứu độc lập nhằm phục vụ cho thị trường dệt may trong và ngoài nước (thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ).
Trong những năm tới Nhà nước cần hỗ trợ các đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ các Viện nghiên cứu dệt may trong việc ứng dụng triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu dệt may tầm cỡ quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập.
Chính sách và giải pháp huy động vốn
Trong những năm tới huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng, do đó cần nghiên cứu hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa sở hữu và tạo sự liên kết về vốn giữa các thành phần kinh tế thông qua cổ phần hóa, rao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp ngành dệt may.
Măt khác, thuê tài chính đây là giải pháp hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn. Đây là hình thức đầu tư tín dụng trung và dài hạn bằng hiện vật đối với các doanh nghiệp thiếu vốn, trên cơ sở lựa chọn các máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình. Kết thúc thời gian thuê, bên thuê có thể mua lại các máy móc thiết bị này theo giá thỏa thuận. Một khi các doanh
nghiệp dệt may nước ta có thương hiệu, có uy tín thì có thể dùng chính uy tín, thương hiệu của mình để thuê những thiết bị công nghệ của nước ngoài.