- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ
3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách thương mại
Hoàn thiện chính sách thuế
Chính sách thuế đối với từng loại hàng hóa xuất – nhập khẩu phải được cụ thể hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế (ví dụ: quy định về thuế suất, xét miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi thuế, thời hạn nộp thuế, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp...) Cần cải cách tách bạch được nội dung quy định về quản lý thu thuế nói chung hay quản lý thu thuế xuất – nhập khẩu nói riêng ra khỏi Luật thuế hiện hành.
Mặc dù theo quy định của WTO các biện pháp phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ, nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu. Những năm trước đây, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp mua nguyên phụ liệu nhập khẩu (theo lộ trình của WTO thuế sẽ giảm chỉ còn 5-6%). Nhưng một thực tế bất cập cho ngành may là nguyên phụ liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, giá cả, mẫu mã, thủ tục giao hàng chậm… hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công phụ liệu do khách hàng cung cấp, còn nếu doanh nghiệp
nào mà thắng được khách hàng để có được lợi nhuận ở phần vải thì theo luật định phải nộp thuế. Chính nguyên nhân đó đã ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm, do đó, Nhà nước cần xem xét để sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định này.
Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên xuất khẩu dệt may sẽ được mở rộng hơn nữa ra thị trường thế giới nhưng cũng phải đối mặt với thị trường cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu hàng dệt may nhất là Trung Quốc. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may nước ta trên thị trường quốc tế, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ từ hạ giá thành sản xuất, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cho tới liên kết hợp tác trong ngành, xây dựng thương hiệu, hình thành các trung tâm giao dịch, tập trung vào những thị trường mà nước ta có thế mạnh, trong đó cần chú trọng tới thị trường ngách.
Trong bối cảnh đó các giải pháp để thúc đẩy thị trường xuất khẩu là: + Nghiên cứu thành lập các văn phòng đại diện hoặc các trung tâm thương mại ở những thị trường tiềm năng, nhất là ở Hoa Kỳ, EU, Nhật bản… để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tiếp thị triển lãm, giới thiệu nhãn hiệu hàng hóa. Cần có sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và các tham tan thương mại ở các nước, đồng thời chú trọng tới mở rộng quan hệ và hợp tác chặt chẽ với kiều bào nước ngoài để tìm kiếm, tiếp thị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài, tham gia vào các hội chợ quốc tế, thu thập thông tin để tiếp cận người tiêu dùng và khuếch trương sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới, nghiên cứu thiết lập các kênh tiêu thụ sản phẩm toàn cầu.
+ Do nước ta đã là thành viên của WTO nên Nhà nước cần xóa bỏ những loại trợ cấp bị cấm như trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu, cho vay và cấp tín dụng ưu đãi xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh đầu tư… Đồng thời
cũng chú trọng đến việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thành lập các kho ngoại quan, ban hành các mức phí và lệ phí có liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp giảm giá thành và đảm bảo thời hạn giao hàng.