- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ
3.1.3.3. Bảo vệ môi trường
a) Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt may và các quy định pháp luật về môi trường.
b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp.
c) Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn
SA 8000.
d) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành Dệt may theo hướng thân thiện với môi trường.
e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. g) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAUKHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTOKHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTOKHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng lên 32% (năm 2007), mức cao nhất từ năm 2004 đến nay. Năm 2008, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2007, trong đó các thị trường chính như: Hoa Kỳ đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6 - 1,8 tỷ USD và thị trường Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD. Dự báo đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành dệt may sẽ đạt bình quân là 20%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 13,7 tỷ USD vào năm 2010, cao hơn mức kế hoạch (từ 10-12 tỷ USD). Sang giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may bình quân của Việt Nam sẽ ở mức 16%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 28 tỷ USD vào năm 2015.
Những năm tới, ngành dệt may Việt Nam vẫn xác định thị trường Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên dù rất quan trọng, nhưng thị trường Hoa Kỳ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc bỏ quota vào thị trường Hoa Kỳ là một thuận lợi nhưng thị trường Hoa Kỳ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5%, Pakistan 4,5%, Việt Nam chỉ chiếm 1,7% thị phần. Khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là
làm gia công, trong khi khách hàng Hoa Kỳ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theo giá FOB. Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Do vậy đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may sang Hoa Kỳ, cho dù có bỏ quota, dự báo cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm.
Tiếp sau Hoa Kỳ là EU, dự báo thời gian tới, nếu các doanh nghiệp tiếp tục khai thác tốt thị trường thì kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này tiếp tục tăng trưởng ổn định khi nhu cầu hàng dệt may của EU rất đa dạng, trung bình hàng năm chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Sau năm 2008, khi Trung Quốc không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Hoa Kỳ và châu Âu như hiện tại, cộng thêm việc hạn ngạch dệt may của Trung Quốc vào thị trường EU hết hạn, có nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU sẽ bị cạnh tranh mạnh về giá và khả năng cung ứng đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Đối với thị trường Nhật Bản, dù chiếm tỉ trọng khiêm tốn nhưng đây vẫn là thị trường ổn định đối với các doanh nghiệp đã xây dựng được niềm tin với khách hàng Nhật. Cơ hội sẽ mở rộng cửa hơn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Namnếu trong năm sau, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được đẩy mạnh đàm phán và thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản giảm từ 10% xuống còn 0%, trong đó có hàng dệt may. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, Nhật Bản yêu cầu hàng dệt may của Việt Nam muốn được hưởng mức thuế ưu đãi 0% thì cần đảm bảo yêu cầu xuất xứ "hai công đoạn" rất ngặt nghèo, đó là phải sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam, Nhật Bản hoặc từ các nước ASEAN. Đây là điều khá khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì vẫn đang bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ ngoài Nhật Bản và ASEAN. Trong khi đó năm 2007, Nhật Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn" với 6 nước trong khối ASEAN là: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipinne, Indônêxia và Brunây. Do đó, dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh
rất lớn với các nước trong khu vực trên thị trường Nhật Bản, khi mà các nước này được hưởng mức thuế ưu đãi là 0% so với mức 10% của Việt Nam. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn duy trì ở mức ổn định trong những năm tới và chưa có sự tăng trưởng đột biến, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may sẽ được mở rộng đa dạng hơn, không tập trung quá lớn vào một vài thị trường chính như hiện nay.
- Thị trường Australia: là một thị trường cởi mở và là nơi cung cấp bông đáng tin cậy cho ngành dệt may Việt Nam, tuy cho tới nay kim ngạch dệt may xuất sang Australia vẫn còn rất nhỏ bé, nhưng trong những năm tới đây có thể trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
- Thị trường Nam Hoa Kỳ: là thị trường lớn với khoảng 500 triệu dân, có sức mua tương đương thị trường Nhật Bản, dự báo dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập được khi thuế nhập khẩu được hạ bớt không ở mức cao như hiện nay và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc được cải thiện, nhất là về mặt giá cả.
- Thị trường châu Phi: được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng do nhu cầu lớn, yêu cầu không quá khắt khe và có thể là thị trường trung gian để chuyển tiếp thị trường Hoa Kỳ, EU do các ưu đãi về thương mại. Hàng dệt may Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường này bằng con đường chính ngạch chứ không chỉ qua con đường tiểu ngạch như hiện nay.
- Thị trường các nước trong khu vực ASEAN: Theo xu hướng chuyển dịch của ngành dệt may thế giới, đầu tư của các nước phát triển hơn trong khu vực sang sản xuất và gia công tại Việt Nam là xu hướng tất yếu. Do đó, kim ngạch xuất khẩu dưới hình thức gia công và xuất khẩu qua trung gian sang các nước này vẫn có điều kiện gia tăng. Bên cạnh đó, do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác như Thái Lan, Philippin... và những nước này cũng có thế mạnh
về xuất khẩu, nên dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang ASEAN nhìn chung không tăng đột biến mà tăng trưởng ở mức ổn định.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Để phát triển mạnh hơn nữa ngành dệt may trong điều kiện nước ta đã là thành viên của WTO, để thực sự tự do hóa thương mại trong họat động xuất khẩu hàng dệt may, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách cần phải được sửa đổi, từng bước hoàn chỉnh công khai minh bạch cho phù hợp với quy định của WTO và cam kết với Hoa Kỳ. Nhà nước cần có sự chuẩn bị và tìm ra được những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Do vậy luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.3.1. Một số giải pháp vĩ mô