- Phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành dệt may tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho ngườ
2.1.2.1. Thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ giai đoạn này
Ngay từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực vào ngày 10/12/2001 Hoa Kỳ đã mở rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường/ Quy chế tối Huệ quốc (NTR/MFN) cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của
mình đối với hàng nhập khẩu Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, dần mở rộng cánh cửa bước vào thị trường rộng nhất và cũng dễ tiếp nhận nhất thế giới cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Về phần mình Việt nam cũng đã thỏa thuận thực hiện các cải cách có quy mô để làm cho luật pháp, các quy định và thủ tục hành chính của mình tuân thủ hơn với các thông lệ quốc tế và để tự do hóa tiếp cận thị trường đặc biệt là một số ngành dịch vụ quan trọng.
Sau khi hiệp định thương mại được ký giữa hai nước Hoa Kỳ đã trở thành thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời là nhà cung ứng đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam cũng là một trong những thị trường phát triển nhất của Hoa Kỳ. Việc thực hiện thành công Hiệp định Thương mại cũng có tác động chính trị sấu sắc vì nó làm tăng sự tự tin của các nhà xuất khẩu Việt Nam và khích lệ mong muốn chính trị đẩy mạnh quá trình đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mối quan hệ kinh tế song phương đầy đủ giữa hai nước đã chính thức được bình thường hóa trong tháng 12/2006 khi Tổng thống Hoa Kỳ quyết định mở rộng Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam và được Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thuận. Hoa Kỳ đã bãi bỏ Hiệp định về Hàng dệt may Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Tháng 6/2007, tức là chỉ vài tháng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hai nước đã chuẩn bị ký kết Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư song phương (TIFA)- đây là cơ sở ban đầu để hai nước tiến tới ký kết Hiệp định tự do Thương mại song phương toàn diện.
Chỉ hai năm sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, từ một thị trường tương đối nhỏ của hàng xuất khẩu Việt Nam, Hoa Kỳ đã vượt qua các nước khác trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và vẫn duy trì cho tới nay. Với việc thực hiện Hiệp định hàng Dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ theo đó đặt ra các hạn mức định lượng đối với mức tăng trưởng hàng năm
vào khoảng 7% bắt đầu từ tháng 5/2003, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu nói chung của Việt Nam sang Hoa Kỳ được điều tiết hơn. Tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đạt từ 16-19% trong các năm 2004 đến 2006; hơn nữa tỷ lệ tăng trưởng này là hệ quả của sự đa dạng hóa ngày càng gia tăng của các nhóm hàng chế tác. Nhìn chung từ 2001-2006 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn gấp 8 lần.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch (triệu USD), tốc độ tăng trưởng (%) và tỷ lệ so với tổng kim ngạch xuất khẩu (%) của hàng xuất khẩu Việt Nam sang
Hoa Kỳ (2000 - 2006)
Sự gia tăng mạnh mẽ ban đầu đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và sự gia tăng khiêm tốn hơn trong thời gian sau đó có thể coi phần lớn là do kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam (xem hình 2). Trong 18 tháng đầu thực
thi Hiệp định thương mại, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ phải chịu các mức thuế MFN và không phải chịu hạn ngạch xuất khẩu. Trong giai đoạn này, hầu hết các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đều phải chịu hạn ngạch xuất khẩu theo Hiệp định của WTO về hang dệt may. Thời kỳ này, xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ tăng đáng kể, gần 80% trong năm 2002 và 65% trong 6 tháng đầu năm 2003 so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu ngừng lại vào giữa năm 2003 khi Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, hạn chế trên thực tế sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ ở mức 7-8% từ đó trở đi.
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch (triệu USD) và tỷ lệ tăng trưởng (%) hàng xuất khẩu của Việt Nam gồm sản phẩm sơ chế, dệt may và các sản phẩm chế
Việc Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch áp dụng đối với hàng dệt may từ tháng 1/2007 sẽ có tác động lớn tới các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ trong đó có Việt Nam. Nếu phản ứng của Việt Nam cũng giống như các nước xuất khẩu hàng dệt may khác sau khi hạn ngạch hàng dệt may được xóa bỏ từ tháng 1/2005 thì có thể kỳ vọng vào việc hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng từ 20% đến 30% trong vài năm tới so với tỷ lệ 7-8% trong năm 2004 và 2005. Điều này có thể góp phần chuyển biến xu thế chung của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ trong vài năm tới (bảng 2.6). Mặt khác, Hoa Kỳ đã xây dựng một cơ chế giám sát đặc biệt đối với mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam mà có thể hạn chế tăng trưởng xuất khẩu.
Bảng 2.6: Tỷ lệ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ của một số quốc gia
Hiệp định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là Hiệp định song phương nhưng không có nghĩa là lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng đáng kể nhờ có Hiệp định này vì bản thân Hoa Kỳ đã được hưởng biểu thuế Tối huệ quốc trước khi Hiệp định được ký kết và Hiệp định không yếu cầu Việt Nam phải giảm đáng kể thuế suất cho hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, những cải thiện liên quan đến Hiệp
định thương mại trong môi trường kinh doanh của Việt Nam và tác động của nó đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như đến đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được coi là góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Và điều này đến lượt nó có thể được kỳ vọng giúp gia tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Trong giai đoạn này Việt Nam và Hoa Kỳ có những cam kết quan trọng về Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ:
Thời hạn của Hiệp định: Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003
đến ngày 31/12/2004. Nếu các Bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa.
Hạn ngạch: Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định
theo các mức cơ sở dưới đây. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len).
Cat. Mô tả Đơn vị Hạn ngạch năm 2003
200 Sợi Kg 300.000
301 Sợi cotton đã trải Kg 680.000
332 Bít tất cotton Tá đôi 1.000.000
333 Áo khoác nam kiểu vest Tá 36.000
334/335 Áo khoác chất liệu cotton Tá 675.000 338/339 Sơ mi dệt kim cotton Tá 14.000.000
340/640 Sơ mi nam dệt thoi Tá 2.000.000
341/641 Sơ mi nữ dệt thoi Tá 762.698
342/642 Váy ngắn Tá 554.684
345 Áo sweater cotton Tá 300.000
347/348 Quần cotton Tá 7.000.000
351/651 Pyjamas và đồ ngủ Tá 482.000
352/652 Đồ lót Tá 1.850.000
359/659-C Quần yếm Kg 325.000
359/659-S Quần áo tắm Kg 525.000
434 Áo khoác nam bằng len Tá 16.200
440 Sơ mi dệt thoi bằng len Tá 2.500
447 Quần nam bằng len Tá 52.000
448 Quần nữ bằng len Tá 32.000
620 Vải dệt thoi bằng sợi
filament M2 6.364.000
632 Bít tất sợi nhân tạo Tá đôi 500.000 638/639 Sơ mi dệt kim sợi nhân tạo Tá 1.271.000 645/646 Áo sweater sợi nhân tạo Tá 200.000 647/648 Quần bằng sợi nhân tạo Tá 1.973.318
Nguồn: tổng hợp của www.vnexpress.net
Điều chỉnh linh hoạt: Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh
(tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc Chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần Mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác.
Thoả thuận visa: Việt Nam sẽ cấp visa cho tất cả các loại hàng hoá xuất
khẩu chịu hạn ngạch.
Đảm bảo thực thi: Mỗi Bên đồng ý cung cấp những thông tin mà Bên
kia cho là cần thiết để thực thi Hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng tháng có liên quan. Các Bên thoả thuận áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng phạt hành vi gian lận, và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các Bên thoả thuận tạo điều kiện cho các chuyến đi thăm nhà máy để xác minh những tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp visa cho những công ty ngăn cản việc tiếp cận của các cơ quan Hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện ra hành vi gian lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau
khi tiến hành tham vấn, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xảy ra, thì Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào phần hạn ngạch tương ứng của Việt Nam một lượng không vượt quá số lượng hàng hoá gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian lận xảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có thể “phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam.
Cơ chế tham vấn: Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các loại hàng dệt
may có xuất xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng các Hạn ngạch Cụ thể theo Hiệp định này gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe doạ cản trở trật tự phát triển thương mại giữa các Bên, thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu tham vấn với Chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những sự rối loạn thị trường như vậy.
Tiếp cận thị trường: Việt Nam sẽ giữ thuế quan của mình đối với hàng
dệt may ở mức 7% đối với sợi, 12% đối với vải và 20% đối với quần áo. Phù hợp với Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam cũng sẽ trao cho Hoa Kỳ quy chế đối xử Tối huệ quốc và đồng ý kiềm chế không áp dụng các rào cản phi thuế quan.
Điều khoản về lao động: Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình
trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đồng ý thúc đẩy hợp tác với ILO. Việt Nam đồng ý hỗ trợ việc thực thi các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Việt Nam cam kết thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) tháng 11/2000 và sẽ gặp mặt để kiểm điểm tiến trình hướng tới mục tiêu cải thiện các điều kiện làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam.
Tính chính xác của hạn ngạch: Các Bên ghi nhận rằng các mức hạn
ngạch được dựa trên số liệu về nhập khẩu. Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác tình hình thương mại.
Tuy nhiên sau Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục đàm phán 4 vấn đề lớn về kinh tế và thương mại
Thứ nhất, Hiệp định thương mại hai bên mới đàm phán 300 dòng thuế về hàng công nghiệp và nông nghiệp. Để Việt Nam gia nhập WTO, hai bên vừa phải đàm phán thêm 9.300 dòng thuế hàng công nghiệp và nông nghiệp nhập khẩu vào Việt Nam tổng cộng là 9.600 dòng thuế. Chưa kể phải đàm phán thuế theo ngành đối với viễn thông, hàng không dân dụng, dệt may …
Thứ hai, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn còn phải chịu hạn ngạch trong khi Hiệp định hàng dệt (ATC) đã hết hạn và hủy bỏ từ ngày 1/1/2005
Thứ ba, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sau Hiệp định thương mại mới được hưởng thuế phổ thông chưa được hưởng thuế ưu đãi (GSP). Hiện nay Hoa Kỳ dành GSP cho 72 nước kinh tế kém phát triển.
Thứ tư, điều quan trọng nhất là Hoa Kỳ chưa dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), do vậy Việt Nam vẫn bị đạo luật Jackson-Vanik chi phối. Hàng năm quốc hội Hoa Kỳ vẫn phải xem xét gia hạn.
Tuy nhiên muốn có được PNTR phía Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam phải đáp ứng cả gói, bao gồm: Một là thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại, hai là phải kết thúc đàm phàn song phương gia nhập WTO và ba là một số vấn đề nhạy cảm mà Hoa Kỳ quan tâm