Kết quả điều tra về sự hiểu biết của giáo viên về hệ thống hóa và việc

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 25)

rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh

Điều tra phƣơng pháp giảng dạy của 50 giáo viên thuộc các trƣờng THPT:

Bảng 1.1. Kết quả điều tra về việc sử dụng các phương pháp trong dạy học Sinh học của giáo viên THPT.

STT Tên phƣơng pháp

Cách thức Sƣ̉ dụng thƣờng

xuyên Không sƣ̉ dụng Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) 1 Thuyết trình 40 80 0 0

2 Giải thích minh họa 35 70 0 0

3 Hỏi đáp – thông báo tái hiện 25 50 0 0 4 Biểu diễn vật thật và vật tượng

hình 20 40 12 36

5 Biểu diễn thí nghiệm 10 20 22 44

6 Thực hành quan sát 18 36 8 16

7 Thực hành thí nghiệm 25 50 3 6

8 Hỏi đáp tìm tòi bộ phận 20 40 12 24

9 Dạy học nêu vấn đề 25 50 20 40

10 Dạy học hệ thống hóa kiến thức 12 24 25 50

Qua bảng 1 cho thấy:

Các phương pháp được sử dụng thường xuyên chủ yếu là Thuyết trình , giải thích, hỏi đáp thông báo tái hiện , thực hành thí nghiệm . Các phương pháp ít được sử dụng đó là : Biểu diễn vật thật và vật tượng hình , dạy học nêu vấn đề. Các phương pháp chưa được quan tâm và chú trọng hơn đó là : Nghiên cứu tìm tòi, hệ thống hóa kiến thức , hỏi đáp tìm tòi bộ phận .

Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò HTHKT trong dạy học

Mƣ́c độ cần thiết Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Bình thường 7/50 14

Cần thiết 15/50 30

Rất cần thiết 28/50 56

Qua số liệu ở bảng 1.2 cho thấy giáo viên rất coi trọng vai trò của việc rèn luyện HTHKT cho học sinh trong dạy học . Nhìn chung , tất cả các giáo viên đều cho rằng rèn luyện kỹ năng HTHKT cho học sinh phải làm thường xuyên qua các bài học.

Tình hình hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa của giáo viên cho học sinh trong quá trình dạy học sinh học 11.

Kết quả nghiê n cứu thể hiện ở bảng 1.3

Bảng 1.3. Kết quả điều tra giáo viên cho học sinh sử dụng SGK để hướng dẫn HTHKT.

Mục đích sử dụng Cách thức Sƣ̉ dụng thƣờng xuyên Sƣ̉ dụng không thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sƣ̉ dụng Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Cho học sinh sử dụng sách giáo

Tự học nội dung

kiến thức đơn giản 8 16 10 20 14 28 13 26

Tóm tắt nội dung

Mục đích sử dụng Cách thức Sƣ̉ dụng thƣờng xuyên Sƣ̉ dụng không thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sƣ̉ dụng Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoa Phân tích tư liệu ,

phân loại tài liệu 0 0 0 0 0 0 28 56

Thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức

5 10 8 16 12 24 15

Gia công trí tuệ chuyển hóa nội dung kiến thức thành sơ đồ hệ thống hóa

0 0 0 0 0 0 0 0

Sách giáo khoa được xem là tài liệu quen thuộc với học sinh .

Trên lớp , SGK được sử dụng đ ể học sinh tự đọc những nội dung kiến thức đơn giản mà không yêu cầu học sinh gia công xử lý nội dung như phân loại tài liệu, phân tích tư liệu, tổng hợp, giải mã sơ đồ...

Dự giờ một số tiết học , chúng tôi thấy một số họ c sinh không mang SGK, nhiều học sinh chưa chủ động tham gia vào bài học , ví dụ như học sinh không tích cực , tự nghiên cứu SGK khi giáo viên yêu cầu tự đọc những kiến thức dễ trong SGK để trả lời câu hỏi .

1.2.2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức của học sinh

Bảng 1.4. Kết quả điều tra về khả năng HTHKT của học sinh

Lập đƣợc bảng

hoặc sơ đồ Các chỉ tiêu

Số lƣợng

Tỉ lệ (%)

Nội dung kiến thức giới hạn trong một mục

Tách r a được nội dung kiến thức chính từ một mục .

Phân tích, xác định mối quan hệ giữa kiến thức với các nội dung kiến thức có liên quan.

Vận dụng các thao tác tư duy đặt kiến thức đó vào đúng vị trí của hệ thống. 190/250 36/250 24/250 76 14,4 9,6

Giới hạn nhiều bài

Tách ra được nội dung kiến thức chính từ nhiều bài

Phân tích, xác định mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức giữa các bài.

Vận dụng các thao tác tư duy , lập được bảng hệ thống hóa kiến thức .

97/250 72/250 27/250 38,8 28,8 10,8 Một chương, một

học phần.

Tách ra được nội dung kiến thức mới từ một chương

Phân tích, xác định mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức đó .

Vận dụng các thao tác tư duy , lập được bảng HTHKT 54/250 67/250 17/250 21,6 26,8

Qua bảng 1.4. cho thấy:

Học sinh chưa thực sự coi môn Sinh học là môn phụ , coi môn học là nhiệm vụ, học sinh yêu thích môn học còn ít. Số học sinh nắm chắc kiến thức, có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương pháp hệ thống hóa kiến thức học tập chủ động, sáng tạo chiếm tỉ lệ thấp. Đa số học sinh tìm được kiến thức cơ bản nhưng chưa xác định được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức , vì vậy chưa hệ thống hóa được kiến thức.

Thực trạng học sinh rèn luyện kỹ năng HTHKT trong học Chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng Sinh học 11 – THPT.

Bảng 1.5. Kết quả kiểm tra việc HTHtrong vở ghi môn Sinh học của học sinh

Hệ thống hóa kiến thƣ́c

Số lƣợng điều tra ( Vở ghi của HS)

Số lƣợng vở có sử dụng HTHKT Tỉ lệ (%) Một mục 250 196 78,4 Một bài 250 211 84,4 Một chương 250 36 14,4

Qua bảng 1.5 cho thấy việc học sinh được rèn luyện kỹ năng HTHKT trong phần tiến hóa thực hiện rải rác và không theo một hướng nhất định. Đa số giáo viên hướng dẫn kỹ năng HTHKT cho học sinh một cách đơn lẻ, tùy từng bài, từng nội dung, không thống nhất trong các vở ghi của học sinh. Việc kiểm tra nhanh vở ghi của học sinh cho thấy học sinh còn ít được rèn luyện kỹ năng này. Đặc biệt đối với phần Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng lại càng ít. Khi được hỏi sau khi học xong nội dung phần này em có thể hệ thống hóa lại phần này bằng bảng thì hầu hết học sinh trả lời là không làm được.

Qua bảng 1.5. chúng tôi nhận thấy trong 250 vở ghi môn Sinh học của học sinh khối 11 được kiểm tra thì sự xuất hiện bảng, sơ đồ hệ thống xuất hiện bảng, sơ đồ hệ thống xuất hiện lẻ tẻ trong một mục và một bài hoặc một chương. Toàn bộ phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng chưa có một bảng hay một sơ đồ hệ thống nào. Đa số khi học sinh được hỏi em thấy phần kiến thức Chuyển hóa vật chất và năng lượng như thế nào thì hầu hết các em đều trả lời là khó,chưa hình dung được mạch kiến thức phần này như thế nào.

Như vậy,việc rèn luyện kỹ năng HTHKT chọ học sinh trong dạy học Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng còn ít được chú trọng.

Nguyên nhân của thực trạng rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong quá trình dạy và học Chƣơng Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng Sinh học 11.

Về phía giáo viên

Phương pháp giảng dạy: Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống nên không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay đổi cahcs nghĩ, cách làm của giáo viên.

Phương pháp dạy chủ yếu vẫn là Thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa.

Có cả những giáo viên vận dụng phương pháp tích cực nhưng chủ yếu là trong giờ thao giảng, các tiết dạy thi giáo viên giỏi.

Trong mỗi tiết dạy chỉ tập trung để truyền tải hết kiến thức sách giáo khoa mà không giúp học sinh biết cách sâu chuỗi các kiến thức để khắc sâu nội dung bài học, không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của người học. Giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng HTHKT cho học sinh vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức khi phải liên hệ giữa các kiến thức trong một bài, nhiều bài và cả trong chương trình Sinh học. Số lượng giáo viên dạy học theo phương pháp tích cực ít,mặc dù phần lớn xác định được rằng các phương pháp này thực sự lôi cuốn học sinh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức. Đa số giáo viên cho rằng năng lực nhận thức của học sinh còn thấp và không đồng đều nên vận dụng phương pháp dạy học tích cực chỉ thích hợp với học sinh khá giỏi, ở các trường chuyên, các lớp chọn.

Ngoài ra, do việc thi cử và kiểm tra, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học vẫn còn nặng nề về tái hiện kiến thức nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn chỉ chú ý đến việc cung cấp kiến thức cho học sinh. Vì cách thi cử và kiểm tra như thế nào thì sẽ có cách dạy và học tương ứng. Bên

cạnh đó, còn có thể kể đến một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết với nghề, ý thức tích cực cải tiến PPDH còn mờ nhạt, không kích thích được tính tích cực và hứng thú của học sinh nên chất lượng dạy học không được cải thiện.

Về phía học sinh:

Đa số học sinh vẫn coi môn Sinh học là môn phụ. Do vậy học sinh thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào học mà chỉ mang tính chất đối phó với các giờ kiểm tra của giáo viên. Hầu hết học sinh chưa đổi mới cách học chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản ghi chép được ở trên lớp và chưa chú ý đến việc phân tích,chứng minh và tìm hiểu bản chất của nội dung đó.

Học sinh chưa xác định được đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.

Việc nghiên cứu PPDH nói chung chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chưa được cụ thể hóa nên việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình học,học sinh còn thụ động chưa tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức mới, thậm chí nhiều học sinh không có SGK, sách tham khảo.

Về phía chƣơng trình môn học

Nghiên cứu sự sống là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và chức năng của mỗi cấp tổ chức sống. Nội dung Sinh học 11 tập trung nghiên cứu bốn loại hoạt động sống cơ bản như trao đổi chất và năng lượng ( Còn gọi là Chuyển hóa vật chất và năng lượng), cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng có khối lượng kiến thức khó và phức tạp, nội dung phong phú, hình ảnh sinh động. Trong khi vốn kiến thức sẵn của giáo viên chưa kịp đáp ứng với việc dạy học theo chương trình mới.

Toàn bộ chương trình Sinh học THPT được sắp xếp theo cấu trúc hệ thống, Sinh học 11 chủ ysys nghiên cứu các hoạt động sống của cơ thể, mỗi hoạt động các kiến thực lại có mối liên hệ mật thiết, sâu chuỗi với nhau.

Nhìn chung chương trình Sinh học THPT và Sinh học 11 còn bộc lộ nhiều hạn chế như nhiều bài nội dung viết còn nặng nề kênh chữ, ít kênh hình, chưa tích hợp được phần kiến thức của phần Thực vật và Động vật. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy chưa đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức các khâu trong quá trình dạy học.

Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu khái niệm hệ thống, HTH kiến thức, vai trò của HTH kiến thức, phân tích khái niệm kỹ năng, kỹ năng HTH kiến thức, cơ sở thực tiễn của rèn luyện học sinh kỹ năng HTHKTT trong các khâu của quá trình dạy học tại các trường THPT. Việc nghiên cứu, vận dụng rèn luyện học sinh kỹ năng hệ thốn hóa kiến thức các khâu của quá trình dạy học Chuyển hóa vật chất và năng lượng sách giáo khoa Sinh học 11 hầu như chưa có tác giả nào đề cập đến.

Qua kết quả điều tra tình hình rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức trong các khâu của quá trình dạy học, ý thức học tập bộ môn và năng lực HTHKT của học sinh ở trường THPT hiện nay là cơ sở khẳng định việc rèn luyện học sinh kỹ năng HTHKT trong các khâu của quá trình dạy học phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng là cần thiết.

CHƢƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG,

SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

2.1. Phân tích cấu trúc chƣơng trình Sinh học – Trung học phổ thông.

2.1.1. Phân tích chương trình Sinh học trung học phổ thông.

Sinh học là ngành khoa học tự nhiên, nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của Sinh học là thế giới sống. Nhiệm vụ của sinh học là tìm hiểu về cấu trúc sống. Tìm hiểu cơ chế và bản chất của các hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống và giữa thế giới sống với môi trường. Tìm hiểu những quy luật vận động của sinh giới. Nhận thức đúng bản chất, sử dụng và điều khiển sự phát triển của sinh giới phục vụ cuộc sống con người. Sinh học THPT phần nào cũng nhằm giải quyết các nhiệm vụ trên.

Học xong chương trình Sinh học THPT học sinh cần nắm được các kiến thức: Mô tả được hình thái, cấu tạo sinh lý của cơ thể sinh vật thông qua đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật (trong đó có cơ thể người) trong mối quan hệ với môi trường sống.

Nêu được những đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế. Nêu được hướng tiến hóa của giới Thực vật và Động vật, nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động, thực vật.

Có những hiểu biết phổ thông, cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống, từ cấp phân tử đến cấp sinh quyển.

Có một số hiểu biết về các quá trình và quy luật sinh học cơ bản ở cấp tế bào và cơ thể như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và vận động, sinh sản và di truyền, biến dị.

Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất, từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến người.

Hiểu được những ứng dụng của Sinh học vào thực tiễn sản suất và đời sống. Đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và công nghệ gen nói riêng.

Các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp tổ chức sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn: tế bào→ cơ thể→ quần thể→ loài→ quần xã→ hệ sinh thái- sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống theo quan điểm tiến hóa – sinh thái.

Các kiến thức trình bày trong chương trình THPT là những kiến thức sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận động chung cho giới sinh vật. Quan điểm này được thể hiện theo các ngành nhỏ trong SH: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học đề cập những qui luật chung, không phân biệt từng nhóm đối tượng.

2.1.2. Phân tích cấu trúc chương trình Sinh học 11

Toàn bộ chương trình Sinh học 11 cũng nghiên cứu cấp tổ chức cơ thể nhưng là cơ thể đa bào. Cơ thể đa bào có cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với cơ thể đơn bào. Cơ thể đa bào được tạo nên bởi nhiều cấp tổ chức trung gian như mô, cơ quan (do các mô tạo nên), hệ cơ quan (do hệ cơ quan tạo nên). Chương trình sinh học 11 chỉ tập trung vào cơ thể thuộc hai giới: Thực vật và động vật trong đó có cả người và chỉ đi sâu vào hoạt động sống, còn về cấu trúc đã được học ở Trung học cơ sở, chỉ phần nào cần thiết thì nhắc lại làm cơ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 25)