dung kiến thức cần được hệ thống hóa.
Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới dù phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác đều chịu sự tác động, sự quy định các hiện tượng và các sự vật khác, không sự vật nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với sự vật vầ các hiện tượng khác. Vì vậy, trong giảng dạy giáo viên không chỉ chú trọng hình thành và phát triển nội dung kiến thức, từng khái niệm riêng rẽ mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống khái niệm, kiến thức liên quan đến nhau. Có nắm vững mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, khái niệm học sinh mới hiểu rõ vấn đề, dựa vào khái niệm này để hình thành nên một khái niệm khác. Sau khi đã xác định được các nội dung kiến thức, khái niệm cơ bản cần được hệ thống hóa, giáo viên cần phải
hình thành được kỹ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức hoặc khái niệm đó.
Để xác định được mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biện pháp phân chia khái niệm, biện pháp này tiến hành như sau:
Xác định khái niệm gốc là khái niệm trung tâm, bao trùm các khái niệm khác, làm cơ sở đề hình thành những khái niệm liên quan.
Lựa chọn các tiêu chí để phân chia khái niệm gốc thành các khái niệm cấp dưới.
Tiến hành phân chia khái niệm lớn thành các khái niệm nhỏ hơn , các khái niệm nhỏ lại tiếp tục phân chia thành những khái niệm nhỏ hơnvà dừng lại trong phạm vi của bài học. Mỗi một cấp phaanchia học sinh lại phải lựa chọn lại tiêu chí phân chia khác nhau căn cứ vào cùng một thuộc tính của khái niệm gốc.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: Quang hợp ở thực vật giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 36,37,38. Hệ thống hóa kiến thức bài 8 bằng cách sử dụng bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy.
Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt để tìm ra các vấn đề được đề cập tới trong bài?
Học sinh: Nhận ra được dấu hiệu bản chất và vai trò quang hợp ở cấp cơ thể. Đồng thời nêu được đặc điểm cơ quan quang hợp ở thực vật.
Có ý thức bảo vệ, phát triển cơ quan quang hợp góp phần bào vệ môi trường.
Giáo viên lưu ý đến Lá có cấu tạo như thế nào đề phù hợp với chức năng quang hợp.
Nêu đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp. Nêu cấu tạo, chức năng của hệ sắc tố quang hợp.
Bước 3:Xác định mối liên hệ giưa các nội dung kiến thức. Giáo viên: Xác định được các nội dung trọng tâm trong bài học. Học sinh:
Học sinh nêu được khái niệm quang hợp Trình bày vai trò quang hợp ở thực vật
Trình bày được cấu tạo đặc điểm về hình thành giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bổ trong lá và nều chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp.