Mặc dù sự sống vừa mang một sự thống nhất chung nhưng chúng lại vừa có tính đa dạng, phong phú đáng kinh ngạc ở mỗi loài sinh vật khác nhau, thể hiện ở đặc điểm hình thái, tập tính... Mọi sự vật trong thế giới khách quan đều liên quan mật thiết với nhau.
Vì thế khi giảng dạy chúng ta không thể chú ý đến cái riêng mà còn phải chú ý đến cái chung. Chúng ta không chỉ quan tâm đến các khái niệm riêng rẽ mà cần quan tâm đến một hệ thống khái niệm, kiến thức liên quan với nhau.
Kỹ năng xác định mối quan hệ giữa các kiến thức là kỹ năng khó, vì đa phần học sinh chưa được làm quen với kỹ năng này. Khi thực hiện kỹ năng này ở một bài học sẽ dễ hơn so với thực hiện ở một chương hoặc một học kỳ.
Phương pháp xác định mối quan hệ nội dung giữa các kiến thức:
Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ thể hiện nội dung kiến thức
Xác định được nội dung kiến thức Khái niệm cơ bản cần được hệ thống hóa Hình thành kỹ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức đó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được ý chính thông qua các ví dụ,
câu hỏi hay bài tập. Các kỹ năng học sinh cần vận dụng để xác định mối quan hệ giữa nội
dung kiến thức: phân tích, so sánh, khái quát hóa... để từ đó xác định đúng loại quan hệ : mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, giữa cái chung và cái riêng, giữa mối quan hệ quang hợp và hô hấp ở thực vật...
Nếu mỗi bài học trong chương trình giúp HS có được cái nhìn cụ thể, riêng biệt về từng nội dung kiến thức thì việc xác định mối quan hệ giữa các kiến thức trong mỗi bài lại có nhiệm vụ giúp các em có cái nhìn tổng thể, trong s ự so sánh, đối chiếu cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa các nội dung kiến thức đã được học đó.
Một số cách thức tìm ra mối quan hệ giữa các kiến thức: Liệt kê các khái niệm, tìm ra mối quan hệ để lập bản đồ. Phân tích các tiêu chí để so sánh các đối tượng
Phân tích các yếu tố hình thái, cấu trúc tương ứng với chức năng. Phân tích các yếu tố logic của một cơ chế, một quá trình sinh học. Chỉ ra mối quan hệ giữa các kiến thức.
Bài 2 Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng: Vận chuyển các chất trong cây.
Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
Dòng mạch gỗ: (dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá, và những phần khác của cây.
Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg2+ ... từ các tế bào quang hợp phiến lá vào cuống lá rồi đén nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ,hạt, củ, quả...).
Sơ đồ 2.3. Dòng vận chuyển vật chất trong cây
Khi biểu hiện mối quan hệ này thường dưới dạng sơ đồ.
Việc vận chuyển các chất trong cây có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành năng suất kinh tế của cây trồng, ví dụ trong giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản hoặc cơ quan dự trữ.
Như vậy có hai con đường vận chuyển các chất trong cây đó là dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Hai con đường dẫn truyền không hoàn toàn độc lập: nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây về mạch gỗ theo đường vận chuyển ngang.