Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức thành phần

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 62)

2.4.1.1. Sừ dụng câu hỏi hướng dẫn để rèn luyện học sinh kỹ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ nội dung lớn trong tài liệu bằng kênh chữ

thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ hoặc bảng hệ thống,bởi vì học sinh sẽ biết đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất. Phân tích SGK, tài liệu tham khảo cho phép các em biết khai thác tất cả các nguồn cung cấp kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình đó là một yếu tố của nắm vững kiến thức. Do đó việc đọc sách sẽ không hiệu quả nếu không biết tách ra nội dung quan trọng.

Khi yêu cầu học sinh đọc một nội dung kiến thức để tìm kiếm những kiến thức thuộc về mục tiêu cần đạt trong học tập, giảo viên phải hướng dẫn học sinh tìm kiếm những kiến thức trong tài liệu, sách giáo khoa bằng hệ thống câu hỏi hay các bài tập. Tùy thuộc các mục tiêu dạy học khác nhau mà giáo viên thiết kế loại câu hỏi, bài tập cho phù hợp.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I: Khái quát về quang hợp ở thực vật, bài 8: Quang hợp ở thực vật trang 36 SGK sinh học 11.

Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là quang hợp? Em hãy gạch chân những cụm từ trong định nghĩa mà em cho là quan trọng?

Học sinh nghiên cứu và trả lời như sau: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Diệp lục lá

Hấp thụ

Cacbonhidarat và oxi từ khí cacbonic và nước.

2.4.1.2. Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh phân chia nội dung kiến thức kênh hình (tranh ảnh, hình vẽ, video)

Tranh ảnh, hình vẽ, video là một trong những phương tiện trực quan kích thích giác quan tư duy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt video có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức của mói quan hệ giữa các hình thức (tranh ảnh, sự chuyển động, âm thanh, thuyết minh). Sự kết hợp âm thanh và hình ảnh đứng yên hay những hình ảnh động giúp cho việc thu nhận thông tin của học sinh một cách tốt hơn. Điểm mạnh của những thông tin mà video cung cấp tạo điều kiện cho người học cả hai phương tiện: nghe và nhìn, xem xét những vật thực và hình ảnh thực, những hình ảnh mà khó quan sát được

trong cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên để khai thác được những thông tin có trong hình ảnh, video đòi hỏi học sinh có kỹ năng quan sát, phân tích tranh ảnh hình vẽ nhất định.

Phân tích tranh ảnh, hình vẽ, video vừa tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn có tác dụng làm cho tiến trình thu nhận kiến thức diễn ra theo đúng quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Giáo viên dùng câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát và kể tên các chi tiết trong tranh ảnh, hình vẽ, nêu vai trò nội dung chức năng của từng chi tiết, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất cần được HTH của tranh ảnh, hình vẽ.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng SGK trang 20-21. Để phát hiện được kiến thức giáo viên yêu cầu học Sinh quan sát hình 4.1. SGK: Hãy mô tả thí nghiệm và nêu nhận xét? Quan sát hình 4.1: cây lúa trồng trong các dd dinh dưỡng khác nhau. Em có nhận xét gì?

GV gợi ý: khả năng ST như chiều cao cây, số lượng cây…. Qua đó các em rút ra KL gì?

HS quan sát hình và nhận xét: hình cho thấy cây thiếu N vì cây ST kem vì chiều cao thấp hơn cây có đủ chất dinh dưỡng. Còn cây thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thì cây ST rất kém, chiều cao cây rất thấp, số lượng cây do cây có thể chết nhiều.

Những nguyên tố đó rất cần thiết cho cây gọi là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

Ví dụ 2: Khi dạy học mục IV.1 bài 6: Dinh dưỡng nito ở thực vật, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồ minh họa một số nguồn nito cung cấp cho cây.

Hãy chỉ ra vai trò của vi khuẩn đất trong quá trình chuyển hoá nitơ trong tự nhiên?

Học sinh quan sát hình vẽ và nghiên cứu thí nghiệm để trả lời:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)