Biện pháp rèn luyện trình bày hệ thống kiến thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 67)

Sau khi xác định được mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, học sinh có thể thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, khái niệm bằng cách sử dụng bản đồ tư duy, bảng biểu sơ đồ cây, hoặc hệ thông kiến thức.

Qua các bước xác định yêu cầu về nhiệm vụ học tập, xác định kiến thức trọng tâm, và mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức. Học sinh hệ thống hóa kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

Hình thái giải phẫu của lá, Lục lạp, Hệ sắc tố quang hợp Lá

Vai trò của quang hợp Khái niệm

Các dạng bảng, sơ đồ hệ thống hóa kiến thức thể hiện mối quan hệ của các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất, vừa có tính trực quan khái quát vừa có tính cụ thể cao, giúp học sinh khắc phục tình trạng học thuộc lòng một cách máy móc, hiểu bản chất sự vật, hiện tượng thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, với các biện pháp cụ thể, đồng thời có thể đào tạo được những học sinh biết nhận thức vấn đề một cách khái quát tổng hợp.

Để hình thành kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, giáo viên hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh sắp xếp kiến thức logic trong bảng hoắc sơ đổ hóa.

Sau khi lựa chọn GV hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ, bảng HTHKT.

Ví dụ 1: Khi dạy học sinh mục V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Bài 16 GV giới thiệu cho HS thấy được cấu tạo của ống tiêu hóa của thù phù hợp với chế độăn thực vật, động vật.

Giáo viên chỉ cho học sinh sự khác nhau trong cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

1. Răng của thú ăn thịt khác với thú ăn thực vật như thế nào?

2. Dạ dày của thú ăn thịt và thú ăn thực vật có cấu tạo phù hợp với loại thức ăn thể hiện như thế nào?

3. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều ruột non của thú ăn thịt?

4. Ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật rất phát triển? Vì sao?

Bảng 2.2. Hệ tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

Chiều dài ống tiêu hóa

Ngắn Dài

Bộ răng Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

Răng nanh nhọn và dài cắm vào con mồ, giữ mồi.

Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành cá mảnh nhỏ dễ nuốt.

Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

Răng nanh giống răng cửa. Răng hàm và trước hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai.

Dạ dày Dạ dày đơn là 1 túi lớn.

Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị, enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit).

Dạ dày đơn (ở thỏ, nguawaj là một túi).

Dạ dày 4 túi (ở trâu, bò).

Dạ cỏ: lưu trữ thức ăn, làm mềm thức ăn khô và lên men, da cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong: góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách: giúp hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống... Vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật.

Ruột Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.

Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Ruột non dài vài chục mét, dài hơn ruột non của thú ăn thịt rất nhiều. Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ giống ruột non của người.

Manh trảng ( ruột tịt)

Không phát triển và không có chức năng tieu hóa thứ ăn.

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa Xenlulozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.

2.5. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức ở các khâu của quá trình dạy học phần Chuyển hóa năng lƣợng và vật chất.

2.5.1. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho HS trong khâu hình thành kiến thức mới. kiến thức mới.

Trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò tổ chức, điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực chủ động, sáng tạo. Tùy theo mục tiêu, nội dung và yêu cầu mà các biện pháp HTHKT có thể được sử dụng ở mức độ khác nhau.

2.5.1.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu hình thành kiến thức mới bằng lập bảng.

Ví dụ: Khi dạy bài Hô hấp ởđộng vật SGK trang 71,72,73,74,75.

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần HTH

Nghiên cứu SGK mục I và mục II, kết hợp với thảo luận nhóm học sinh tư duy trả lời câu hỏi:

Thế nào là hô hấp ở động vật? Hô hấp ở động vật đề cập đến những tiêu chí nào? Nội dung cùa từng tiêu chí đó.

Phân tích xác định các nội dung kiến thức cần HTH.

Dấu hiệu bản chất của khái niệm hô hấp ở cơ thể động vật và khái niệm bề mặt trao đổi khí là gì?

Trình bày các đặc điểm về bề mặt trao đổi khí ở các nhóm động vật. Trình bày các hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật. ứng dụng của hiện tượng hô hấp trong chăn nuôi cá.

Học sinh sẽ xác định được nội dung của từng tiêu chí kiến thức/

Ở động vật cơ thể hấp thụ được O2 qua toàn bộ cơ thể hoặc qua cơ quan riêng biệt. O2 từ môi trường sau khi được hấp thụ sẽ vận chuyển đến từng tế bào của cơ thể, càng lên bậc cao trong thang tiến hóa động vật càng có cơ quan vận chuyển O2 và CO2 hoàn thiện hơn.

Nội dung kiến thức gồm: Khái niệm hô hấp, bề mặt trao đổi khí, các hình thức hô hấp.

Bước 2: Xác định được mối quan hệ giữa nội dung kiến thức

Đối với dạng bảng hệ thống này thì việc xác định mục tiêu cần HTH là bước khó nên học sinh chỉ việc lập bảng và điền nội dung và bảng hệ thống.

Bước 3: Thiết lập các cột các hàng.

Bước 4: Học sinh điền nội dung vào bảng và chỉnh lại dưới sự hướng dẫn của GV. Kiến thức phần này tương đối phức tạp nên rất cần sự gợi ý của giáo viên giúp học sinh hoàn thành.

2.5.1.2. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu hình thành kiến thức mới bằng lập sơ đồ hệ thống.

Ví dụ: Khi dạy học bài 18: Tuần hoàn máu để giúp học sinh có cái nhìn hệ thống về bài này. Giáo viên đặt câu hỏi: Có thể khái quát hóa bài Tuần hoàn máu bằng sơ đồ hóa như thế nào?

Sau khi thức ăn được tiêu hóa sẽ hấp thụ vào máu, cũng như O2 đến mang hay phổi rồi hấp thụ vào máu, ngược lại những chất thải sau khi hoạt động ở tế bào được máu hấp thụ. Vậy quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào và các chất thải từ tế bào sẽ được thực hiện như thế nào trong hệ tuần hoàn, nói cách khác bằng hoạt động thế nào mà chất dinh dưỡng được mang đến tế bào và chất thải được mang từ tế bào ra ngoài? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động vận chuyển chất dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với vận chuyển máu cần làm rõ và trình bày được: đặc điểm cấu trúc của hệ tuần hoàn và đặc điểm hoạt động của hệ tuần hoàn.

Từ đó học sinh sẽ dễ dàng thực hiện các bước hoàn thành sơ đồ:

Sơ đồ2.8. Sơ đồ hóa khái quát hóa hệ tuần hoàn máu

Hệ tuần hoàn

Cấu trúc: Dịch tuần hoàn, Tim, Hệ thống mạch máu

Chức năng: vận chuyển máu từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng

cho các hoạt động sống của cơ thể.

Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

2.5.2. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức củng cố, hoàn thiện kiến thức

2.5.2.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức bằng lập bảng

Đây là một khâu quan trọng trong bất kỳ mỗi bài học nào. Sau mỗi bài học nếu củng cố bài học tốt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức. Sử dụng biện pháp hệ thống hóa giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, vấn đề trở nên logic, rõ ràng, phát triển tư duy, giúp các em nhớ lâu kiến thức.

Ví dụ: Khi củng cố bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giáo viên đặt câu hỏi: Qua kiến thức của bài vừa học xong: Hãy so sánh các đặc điểm quang hợp của ba nhóm thực vật trên bằng cách lập bảng HTH?

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức

Khi so sánh hình thức quang hợp ở 3 nhóm thực vật cần phải nêu rõ được các tiêu chí cần so sánh. Đặc điểm quang hợp của 3 nhóm thực vật như thế nào. Xuất phát từ những gợi ý đó GV sẽ giúp HS xác định được nội dung kiến thức cần so sánh.

Bước 2: Xác định, mối quan hệ nội dung giữa các mặt kiến thức.

GV đặt câu hỏi: Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ở những nhóm thực vật khác nhau và sống trong môi trường khác nhau thì quá trình quang hợp có đặc điểm gì riêng biệt gì? Nhấn mạnh vào nội dung của bài quang hợp ở 3 nhóm thực vật: C3, C4 và CAM.

Dù ở nhóm thực vật nào đi nữa, quá trình quang hợp cũng diễn ra ở 2 pha, đó là pha sáng (pha cần năng lượng ánh sáng) và pha tối ( pha không cần ánh sáng). Ta cần chú ý mỗi nhóm thực vật có đặc điểm khác nhau về cấu tạo và hoạt động quang hợp.

Bảng 2.3. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM Nội dung Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Cấu trúc Kranz Chất nhận CO2 đầu tiên Sản phẩm đầu tiên Thời gian cố định CO2 Quang hô hấp Điểm bù CO2

Năng suất sinh vật học Sự thoát hơi nước

Bước 4: Hoàn thiện bảng HTH

Nội dung

Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4

Thực vật CAM

Cấu trúc Kranz Không Có Không

Chất nhận CO2 đầu tiên RDP PEP PEP

Sản phẩm đầu tiên APG (3C) AOA (4C) AOA( 4C) Thời gian cố định CO2 Ngoài sáng Ngoài sáng Trong tối

Quang hô hấp Cao Rất thấp Rất thấp

Điểm bù CO2 Cao (25.100PPm) Thấp (0 – 10 PPm) Thấp ( 0 – 5 PPm) Năng suất sinh vật học Thấp đến cao Cao Thấp

Sự thoát hơi nước Cao Thấp Rất thấp

2.5.2.2. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố hoàn tiện kiến thức bằng lập sơ đồ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Khi dạy bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ:

Bước 1: GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi tiêu chí là gì?

Học sinh phải trình bày được đặc điểm, hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

Trìn bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

Bước 2 và 3:

GV đặt vấn đề: em nào có thể chứng minh cây rất cần nước và muối khoáng?

Nước và muối khoáng hấp thụ vào cây qua cơ quan nào? Cơ quan đó có đặc điểm như thế nào mà đáp ứng đủ lượng nước, muối khoáng cho cây?

GV hướng học sinh nghiên cứu vào các mục I và II trong bài từ đó đặt câu hỏi: Dựa vào đặc điểm của lông hút ở rễ, hãy cho biết những yếu tố nào ngoài môi trường gây ành hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng ở rễ.

Từ gợi ý của GV HS sẽ xác định được các nội dung kiến thức, đó là Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây, ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đné quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

Sơ đồ 2.9. Sự hấp thụnước và muối khoáng ở rễ

Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút Cơ chế chủ động và bị động Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch

gỗ của rễ Nước và hình thái của hệ rễ

Lượng oxi môi trường, độ axit, độ pH, ấp suất thẩm thấu

2.5.3. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để tổ chức các hoạt động tự học ở nhà tổ chức các hoạt động tự học ở nhà

Mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo học sinh theo hướng tự học, tự nghiên cứu và chủ động tìm hiểu kiến thức mới. HTH kiến thức giúp học sinh tự học ở nhà một cách hiệu quả. GV có thể giúp học sinh củng cố, ôn tập, nâng cao được kiến thức cũ đồng thời tìm hiểu, xây dựng kiến thức. Do đó khi giảng dạy trên lớp, giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian giới thiệu kiến thức mới hoặc tổ chức các hoạt động học tập.

Học sinh sẽ chủ động tiếp thu bài mới một cách hào hứng và đạt chất lượng cao.

GV muốn kiểm tra các HS có nắm kiến thức đúng không và logic hay không chỉ cần xem kết quả HTH của học sinh.

Đối với các kiến thức sắp học và tương đối logic, GV có thể giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh nghiên cứu trước sẽ giúp học sinh tiếp thu bài mới hiệu quả hơn.

Đối với mỗi bài ôn tập thì nhất thiết phải sử dụng HTH vì lúc này HS đã có một vốn kiến thức đủ khả năng HTH. Nếu trong từng bài, HS đã được làm quen với HTH kiến thức hay GV đã rèn luyện cho học sinh một kỹ năng để HTH thì việc học sinh tự học ở nhà bằng cách tự HTH sẽ rất hiệu quả, thậm chí còn tiết kiệm thời gian cho học sinh.

2.5.3.1. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho HS trong khâu tổ chức các hoạt động tự học ở nhà bằng lập bảng HTH.

Ví dụ sau khi học xong bài 17: Hô hấp ở động vật, để chuẩn bị cho bài mới bài 18: Tuần hoàn máu: GV ra bài tập sau: Hãy lập một bảng HTH kiến thức về tìm hiểu cấu trúc hệ tuần hoàn ởđộng vật.

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức

Nghiên cứu hình 18.1, 18.2,18.3,18.4 cho biết: Hệ tuần hoàn hở,kín, đơn, kép là thế nào?

Trong hệ tuần hoàn đơn, kép máu được vận chuyển như thế nào? Từ câu hỏi gợi ý đó: HS tự xác định được nội dung kiến thức. Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa nội dung các kiến thức.

Sau khi học sinh đã xác định được nội dung kiến thức cần HTH GV gợi ý: Trong mỗi hệ tuần hoàn kín hay hở được nghiên cứu chủ yếu về cách hoạt dộng nhằm thực hiện trao đổi chất một cách có hiệu quả cao nhất. Hoạt động trao đổi chất thực hiện được gắn liền với cấu trúc tương ứng, nên việc nghiên cứu cấu trúc nhằm giải thích cho hoạt động. Như vậy nghiên cứu cấu trúc của hệ tuần hoàn là phương tiện và hoạt động của hệ tuần hoàn là mục đích cần nghiên cứu. Bước 3 và 4: Thiết lập các cột, hàng

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 67)