Những nguyên tắc rèn luyện học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 59)

2.3.1. Những nguyên tắc rèn luyện học sinh kỹ năng hệ thống hóa kiến thức. thức.

Các nguyên tắc hệ thống hóa kiến thức là những nguyên lý, phương châm chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong quá trình dạy học.

Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất

thẩm thấu CÂN BẰNG NỘI MÔI Khái niệm và ý nghĩa

Sơ đồ khái quát hóa cơ chế duy trì cân

bằng nội môi Vai trò của hệ đệm trong cần bằng pH nội môi Tiếp nhận kích thích Điều khiển Thực hiện Vai trò của thận

Vai trò của gan

Vai trò của hệ đệm

Hệ đệm bicacbonat và hệ đệm proteinat

2.3.1.1.Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung – phương pháp dạy học

Ba thành tố quan trọng của quá trình dạy học là mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học. Các thành tố này tác động qua lại, hữu cơ, nếu mối quan hệ này được giải quyết tốt thì chất lượng dạy học sẽ đạt kết quả cao. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa ba yếu tố mục tiêu nộ dung và phương pháp dạy học.

2.3.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận

Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt tiếp cận cấu trúc hệ thống trong quá trình rèn luyện Kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.

2.3.1.3. Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Nhận thức chỉ có thể bắt đầu từ cái cụ thể, có thẻ tri giác bằng giác quan. Như vậy con đường nhận thức thế giới khách quan của con người là tử trực quan sinh động đền tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. HTHKT là một trong cách dể mô hình hóa các đối tượng cụ thể và cụ thể hóa các đối tượng trừu tượng thành mô hình cụ thể trong tư duy. Trong giai đoạn trừu tượng hóa, HTHKT có nghĩa là phương tiện để mô hình hóa các mối quan hệ bản chất của đối tượng, làm cho những vấn đề trừu tượng cụ thể trong tư duy.

2.3.1.4. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Trong quá trình rèn luyện kỹ năng HTHKT, giáo viên phải thể hiện rõ ràng được vai trò tổ chức, điều khiển, lãnh đạo để học sinh phát huy được tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên không chỉ sử dụng các sơ đồ, bảng biểu như một biểu đồ minh họa cho kiến thức truyền tải mà phải biết phối hợp các phương pháp tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức sao cho phù hợp với nội dung học tập.

Việc rèn luyện kỹ năng HTHKT là rất quan trọng trong quá trình dạy học.Tuy nhiên, việc HTHKT phải đảm bảo tính chính xác về kiến thức của nội dung bài học, tránh việc xây dựng những sơ đồ, bảng HTHKT quá phức tạp, thiếu chính xác về kiến thức. Việc sử dụng các sơ đồ, bảng HTH phải phù hợp cả về trình độ nhận thức của học sinh, cả về thời gian và logic chung của chương trình, không gò bó, gượng ép.

2.3.1.6. Đảm bảo nâng dần từ mức độ dễ đến khó

Việc rèn luyện Kỹ năng HTHKT cho học sinh đạt được hiệu quả cao, giáo viên nên tùy vào trình độ và năng lực cụ thể của học sinh để nâng dần yêu cầu các mức độ HTH từ dễ đến khó, không quá khó để học sinh thấy nản, không quá dễ để học sinh thấy nhàm chán.

Mức độ HTH kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó như sau: - Tham khảo tài liệu theo hướng dẫn của giáo viên

- Điền bảng cho trước

- Nghiên cứu bảng, sơ đồ,rút ra nhận xét

- Tự hệ thống hóa và xác định hình thức diễn đạt.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)