Quy trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 61)

2.3.2.1 Quy trình chung

Sơ đồ 2.7. Quy trình rèn luyện kỹ năng HTHKT

Bƣớc 1: Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần

Bƣớc 2: Xác định mối quan hệ giữa nội dung các kiến thức

Bƣớc 3: Xác định hình thức diễn đạt phù hợp

Bƣớc 4: Hệ thống hóa kiến thức

2.3.2.2. Giải thích các bước

Bước 1: Phân tích nội dung thành các yếu tố thành phần nghĩa là xác định rõ các nội dung trong một giới hạn kiến thức đang nghiên cứu. Đó có thể

là nội dung một mục hay một bài hay phần.

Bước 2: Xác định nội dung mối quan hệ giữa các nội dung các kiến thức nghĩa là phân tích sự phát triển của kiến thức dựa trên một tiêu chí nào đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát,phân tích tài liệu tham khảo, tranh ảnh và các bảng biểu cho sẵn, đưa ra câu hỏi định hướng giúp học sinh phân tích, xác định được tiêu chí từ đó rút ra kiến thức trọng tâm,cơ bản cần được hệ thống hóa.

Đây là một bước khó khăn với học sinh vì sự bao quát của kiến thức của học sinh chưa tốt. Khi xác định mối quan hệ giữa các kiến thức trong một mục hay một bài thì các em thực hiện tốt hơn so với một chương hay một kỳ học.

Bước 3: Xác định hình thức diễn đạt bằng hình thức phù hợp nghĩa là chọng dạng diễn đạt là dạng sơ đồ hay bảng HTH . Xác định các cạnh,chiều của các cạnh. hoặc xác định cấu trúc của các hàng, cột, tên hàng cột (đối với bảng HTH). Dựa vào chủ đề của bảng, sơ đồ hệ thống và nội dung đã xác định ở bước 2,từ đó xác định mối quan hệ và tính chất của mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức để bước đầu định hình sơ đồ, bảng HTH.

Bước 4: Sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức xác định ở bước 1 vào đúng sơ đồ HTH hoặc bảng HTH đã chọn ở bước 3. Học sinh trình bày các nội dung kiến thức theo một logic hệ thống dưới dạng sơ đồ, bảng hệ thống hóa bằng cách nối các đỉnh với nhau bằng các cạnh có hướng hoặc vô hướng để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa các đỉnh trong sơ đồ, bảng HTH, điền nội dung vào các ô, các cột trong bảng HTH.

2.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định nội dung kiến thức càn đƣợc hệ thống hóa.

2.4.1. Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định kiến thức thành phần

2.4.1.1. Sừ dụng câu hỏi hướng dẫn để rèn luyện học sinh kỹ năng tách ra nội dung chính, bản chất từ nội dung lớn trong tài liệu bằng kênh chữ

thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ hoặc bảng hệ thống,bởi vì học sinh sẽ biết đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản nhất. Phân tích SGK, tài liệu tham khảo cho phép các em biết khai thác tất cả các nguồn cung cấp kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình đó là một yếu tố của nắm vững kiến thức. Do đó việc đọc sách sẽ không hiệu quả nếu không biết tách ra nội dung quan trọng.

Khi yêu cầu học sinh đọc một nội dung kiến thức để tìm kiếm những kiến thức thuộc về mục tiêu cần đạt trong học tập, giảo viên phải hướng dẫn học sinh tìm kiếm những kiến thức trong tài liệu, sách giáo khoa bằng hệ thống câu hỏi hay các bài tập. Tùy thuộc các mục tiêu dạy học khác nhau mà giáo viên thiết kế loại câu hỏi, bài tập cho phù hợp.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I: Khái quát về quang hợp ở thực vật, bài 8: Quang hợp ở thực vật trang 36 SGK sinh học 11.

Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là quang hợp? Em hãy gạch chân những cụm từ trong định nghĩa mà em cho là quan trọng?

Học sinh nghiên cứu và trả lời như sau: Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Diệp lục lá

Hấp thụ

Cacbonhidarat và oxi từ khí cacbonic và nước.

2.4.1.2. Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh phân chia nội dung kiến thức kênh hình (tranh ảnh, hình vẽ, video)

Tranh ảnh, hình vẽ, video là một trong những phương tiện trực quan kích thích giác quan tư duy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt video có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức của mói quan hệ giữa các hình thức (tranh ảnh, sự chuyển động, âm thanh, thuyết minh). Sự kết hợp âm thanh và hình ảnh đứng yên hay những hình ảnh động giúp cho việc thu nhận thông tin của học sinh một cách tốt hơn. Điểm mạnh của những thông tin mà video cung cấp tạo điều kiện cho người học cả hai phương tiện: nghe và nhìn, xem xét những vật thực và hình ảnh thực, những hình ảnh mà khó quan sát được

trong cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên để khai thác được những thông tin có trong hình ảnh, video đòi hỏi học sinh có kỹ năng quan sát, phân tích tranh ảnh hình vẽ nhất định.

Phân tích tranh ảnh, hình vẽ, video vừa tạo hứng thú cho học sinh học tập bộ môn có tác dụng làm cho tiến trình thu nhận kiến thức diễn ra theo đúng quy luật từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

Giáo viên dùng câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh quan sát và kể tên các chi tiết trong tranh ảnh, hình vẽ, nêu vai trò nội dung chức năng của từng chi tiết, tập trung vào những đối tượng đặc trưng nhất cần được HTH của tranh ảnh, hình vẽ.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng SGK trang 20-21. Để phát hiện được kiến thức giáo viên yêu cầu học Sinh quan sát hình 4.1. SGK: Hãy mô tả thí nghiệm và nêu nhận xét? Quan sát hình 4.1: cây lúa trồng trong các dd dinh dưỡng khác nhau. Em có nhận xét gì?

GV gợi ý: khả năng ST như chiều cao cây, số lượng cây…. Qua đó các em rút ra KL gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS quan sát hình và nhận xét: hình cho thấy cây thiếu N vì cây ST kem vì chiều cao thấp hơn cây có đủ chất dinh dưỡng. Còn cây thiếu tất cả các nguyên tố dinh dưỡng thì cây ST rất kém, chiều cao cây rất thấp, số lượng cây do cây có thể chết nhiều.

Những nguyên tố đó rất cần thiết cho cây gọi là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

Ví dụ 2: Khi dạy học mục IV.1 bài 6: Dinh dưỡng nito ở thực vật, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát đồ minh họa một số nguồn nito cung cấp cho cây.

Hãy chỉ ra vai trò của vi khuẩn đất trong quá trình chuyển hoá nitơ trong tự nhiên?

Học sinh quan sát hình vẽ và nghiên cứu thí nghiệm để trả lời:

2.4.2. Biện pháp rèn luyện kỹ năng xác định mối quan hệ giữa cac nội dung kiến thức cần được hệ thống hóa. dung kiến thức cần được hệ thống hóa.

Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới dù phong phú và đa dạng nhưng đều tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác đều chịu sự tác động, sự quy định các hiện tượng và các sự vật khác, không sự vật nào tồn tại biệt lập ngoài mối liên hệ với sự vật vầ các hiện tượng khác. Vì vậy, trong giảng dạy giáo viên không chỉ chú trọng hình thành và phát triển nội dung kiến thức, từng khái niệm riêng rẽ mà cần phải quan tâm đến cả một hệ thống khái niệm, kiến thức liên quan đến nhau. Có nắm vững mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, khái niệm học sinh mới hiểu rõ vấn đề, dựa vào khái niệm này để hình thành nên một khái niệm khác. Sau khi đã xác định được các nội dung kiến thức, khái niệm cơ bản cần được hệ thống hóa, giáo viên cần phải

hình thành được kỹ năng xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức hoặc khái niệm đó.

Để xác định được mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biện pháp phân chia khái niệm, biện pháp này tiến hành như sau:

Xác định khái niệm gốc là khái niệm trung tâm, bao trùm các khái niệm khác, làm cơ sở đề hình thành những khái niệm liên quan.

Lựa chọn các tiêu chí để phân chia khái niệm gốc thành các khái niệm cấp dưới.

Tiến hành phân chia khái niệm lớn thành các khái niệm nhỏ hơn , các khái niệm nhỏ lại tiếp tục phân chia thành những khái niệm nhỏ hơnvà dừng lại trong phạm vi của bài học. Mỗi một cấp phaanchia học sinh lại phải lựa chọn lại tiêu chí phân chia khác nhau căn cứ vào cùng một thuộc tính của khái niệm gốc.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: Quang hợp ở thực vật giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trang 36,37,38. Hệ thống hóa kiến thức bài 8 bằng cách sử dụng bảng biểu hoặc sơ đồ tư duy.

Bước 2: Xác định kiến thức trọng tâm.

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lướt để tìm ra các vấn đề được đề cập tới trong bài?

Học sinh: Nhận ra được dấu hiệu bản chất và vai trò quang hợp ở cấp cơ thể. Đồng thời nêu được đặc điểm cơ quan quang hợp ở thực vật.

Có ý thức bảo vệ, phát triển cơ quan quang hợp góp phần bào vệ môi trường.

Giáo viên lưu ý đến Lá có cấu tạo như thế nào đề phù hợp với chức năng quang hợp.

Nêu đặc điểm hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

Cấu tạo của lục lạp phù hợp với chức năng quang hợp. Nêu cấu tạo, chức năng của hệ sắc tố quang hợp.

Bước 3:Xác định mối liên hệ giưa các nội dung kiến thức. Giáo viên: Xác định được các nội dung trọng tâm trong bài học. Học sinh:

Học sinh nêu được khái niệm quang hợp Trình bày vai trò quang hợp ở thực vật

Trình bày được cấu tạo đặc điểm về hình thành giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

Liệt kê các sắc tố quang hợp, nơi phân bổ trong lá và nều chức năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp.

2.4.3. Biện pháp rèn luyện trình bày hệ thống kiến thức

Sau khi xác định được mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, học sinh có thể thể hiện mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức, khái niệm bằng cách sử dụng bản đồ tư duy, bảng biểu sơ đồ cây, hoặc hệ thông kiến thức.

Qua các bước xác định yêu cầu về nhiệm vụ học tập, xác định kiến thức trọng tâm, và mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức. Học sinh hệ thống hóa kiến thức cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

Hình thái giải phẫu của lá, Lục lạp, Hệ sắc tố quang hợp Lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò của quang hợp Khái niệm

Các dạng bảng, sơ đồ hệ thống hóa kiến thức thể hiện mối quan hệ của các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất, vừa có tính trực quan khái quát vừa có tính cụ thể cao, giúp học sinh khắc phục tình trạng học thuộc lòng một cách máy móc, hiểu bản chất sự vật, hiện tượng thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, với các biện pháp cụ thể, đồng thời có thể đào tạo được những học sinh biết nhận thức vấn đề một cách khái quát tổng hợp.

Để hình thành kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, giáo viên hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi giúp học sinh sắp xếp kiến thức logic trong bảng hoắc sơ đổ hóa.

Sau khi lựa chọn GV hướng dẫn HS hoàn thiện sơ đồ, bảng HTHKT.

Ví dụ 1: Khi dạy học sinh mục V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Bài 16 GV giới thiệu cho HS thấy được cấu tạo của ống tiêu hóa của thù phù hợp với chế độăn thực vật, động vật.

Giáo viên chỉ cho học sinh sự khác nhau trong cấu tạo ống tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi:

1. Răng của thú ăn thịt khác với thú ăn thực vật như thế nào?

2. Dạ dày của thú ăn thịt và thú ăn thực vật có cấu tạo phù hợp với loại thức ăn thể hiện như thế nào?

3. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều ruột non của thú ăn thịt?

4. Ruột tịt của thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng của thú ăn thực vật rất phát triển? Vì sao?

Bảng 2.2. Hệ tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

Chiều dài ống tiêu hóa

Ngắn Dài

Bộ răng Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương.

Răng nanh nhọn và dài cắm vào con mồ, giữ mồi.

Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành cá mảnh nhỏ dễ nuốt.

Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

Răng nanh giống răng cửa. Răng hàm và trước hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai.

Dạ dày Dạ dày đơn là 1 túi lớn.

Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị, enzim pepsin thủy phân protein thành các peptit).

Dạ dày đơn (ở thỏ, nguawaj là một túi).

Dạ dày 4 túi (ở trâu, bò).

Dạ cỏ: lưu trữ thức ăn, làm mềm thức ăn khô và lên men, da cỏ có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong: góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách: giúp hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong

Nội dung Thú ăn thịt Thú ăn thực vật

cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống... Vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ruột Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.

Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Ruột non dài vài chục mét, dài hơn ruột non của thú ăn thịt rất nhiều. Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ giống ruột non của người.

Manh trảng ( ruột tịt)

Không phát triển và không có chức năng tieu hóa thứ ăn.

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa Xenlulozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.

2.5. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức ở các khâu của quá trình dạy học phần Chuyển hóa năng lƣợng và vật chất.

2.5.1. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho HS trong khâu hình thành kiến thức mới. kiến thức mới.

Trong quá trình dạy học, giáo viên đóng vai trò tổ chức, điều khiển và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh để các em có thể tiếp thu kiến thức một cách tích cực chủ động, sáng tạo. Tùy theo mục tiêu, nội dung và yêu cầu mà các biện pháp HTHKT có thể được sử dụng ở mức độ khác nhau.

2.5.1.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu hình thành kiến thức mới bằng lập bảng.

Ví dụ: Khi dạy bài Hô hấp ởđộng vật SGK trang 71,72,73,74,75.

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần HTH

Nghiên cứu SGK mục I và mục II, kết hợp với thảo luận nhóm học sinh tư duy trả lời câu hỏi:

Thế nào là hô hấp ở động vật? Hô hấp ở động vật đề cập đến những tiêu chí nào? Nội dung cùa từng tiêu chí đó.

Phân tích xác định các nội dung kiến thức cần HTH.

Dấu hiệu bản chất của khái niệm hô hấp ở cơ thể động vật và khái niệm bề mặt trao đổi khí là gì?

Trình bày các đặc điểm về bề mặt trao đổi khí ở các nhóm động vật. Trình bày các hình thức trao đổi khí ở các nhóm động vật. ứng dụng của

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 61)