Kỹ năng sắp xếp các kiến thức thành hệ thống

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 46)

Để hệ thống hóa kiến thức trong sách giáo khoa có thể dùng bảng hệ thống hóa hoặc sơ đồ. Trong sơ đồ có hệ thống hóa kiến thức và sơ đồ khái quát. Yêu cầu của sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức

Một sơ đồ, bảng HTHKT trước khi xây dựng xong phải đạt các yêu cầu cơ bản sau:

Vận chuyển các chất trong cây

Dòng mạch rây Dòng Mạch gỗ

Sơ đồ, bảng HTH kiến thức phải thực hiện được mục tiêu của bài học. Sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, logic và mang tính sư phạm cao.

Sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức phải đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa các thứ bậc và trong các thành phần của một thứ bậc thuộc một cấp độ tổ chức của thế giới sống.

Sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức phải bao quát được nội dung cơ bản về kiến thức cần hệ thống hóa ở SGK.

Sơ đồ, bảng hệ thống hóa kiến thức phải dễ hiểu, không quá phức tạp, phù hợp với trình độ của học sinh.

2.2.3.1. Kỹnăng trình bày hệ thống hóa kiến thức bằng bảng hệ thống.

Đây là một kỹ năng đặc biệt quan trọng giúp học sinh hiểu hơn kiến thức sau mỗi bài học, một chương.

Bảng hệ thống là hình thức diễn đạt nội dung theo một hệ thống nào đó. bảng hệ thống được cấu trúc với các cột theo logic chiều dọc, ngang, chéo, cho phép đối chiếu, so sánh và thiết lập cá mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức. Giá trị sư phạm của bảng giúp khảo sát sự vật hiện tượng một cách toàn diện và đặt nó vào một hệ thống các mối quan hệ với nhau, qua đó thể hiện tính logic, tính quy luật của sự vật hiện tượng. Bảng hệ thống có thể được hình thành trong khâu nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, kiểm tra đánh giá, hoặc tự học ở nhà, là một trong các biện pháp tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.

Sơ đồ2.4. Các bước xây dựng bảng HTH kiến thức

Bƣớc 1:

Bƣớc 2:

Bƣớc 3:

Bƣớc 4:

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức nghĩa là xác định được nội dung chính của kiến thức trong tổng số kiến thức học sinh đang nghiên cứu, chỉ ra đúng nội dung mà hệ thống hóa kiến thức yêu cầu.

Bằng những câu hỏi gợi ý, bài tập, phiếu học tập người giáo viên giúp học sinh xác định được các em cần phải làm gì? Đọc tài liệu nào? Nghiên cứu mục nào? Dựa trên cơ sở nào? để có thể tìm ra được nội dung kiến thức đó.

Học sinh phân tích sự phát triển của kiến thức dựa trên một tiêu chí nào đó, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK quan sát, phân tích tài liệu tham khảo, tranh ảnh và các bảng biểu cho sẵn, đưa ra câu hỏi định hướng giúp học sinh định hướng được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần được hệ thống hóa.

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiene thức.

Dựa vào chủ đề của bảng và nội dung đã xác định ở bước 1 xác định msoi quan hệ và tính chất của mối quan hệ giữa nội dung các kiến thức để bước đầu định hình bảng HTH.

Bằng các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ xác định được tiêu chí để phân tích sự phát triển của kiến thức, từ đó xác định mối quan hệ của nội dung kiến thức để đưa vào cấu trúc của bảng.

Bước 3: Xác định tiêu chí các cột, hàng là xác định cách trình bày bảng HTH bằng cách tiến hành định lượng kiến thức và căn cứ vào chủ đề định thực hiện để xác định cấu trúc của bảng.

Xác định nội dung kiến thức

Xác định mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức Xác định tiêu chí các cột, các hàng

Bước 4: Hoàn thành bảng hệ thống hóa

Điền nội dung cụ thể vào các ô giữa các cột và hàng tương ứng trong bảng vừa thiết kế và hoàn thiện bảng HTH cho phù hợp với mục đích đề ra.

Ví dụ 1: Sau khi học xong bài: Hô hấp ở động vật để giúp học sinh hiểu và nhớ lâu về kiến thức, rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, xây dựng được cách HTH bài này, Giáo viên cần hướng dẫn học sinh.

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về hô hấp? Hô hấp ở động vật đề cập đến những vấn đề gì?

Bước 1: Phân tích xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hóa.

 Để học sinh xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm hô hấp ở động vật giáo viên có thể gợi ý:

Nghiên cứu Mục I SGK và cho biết: hô hấp ở cơ thể động vật có đặc điểm như thế nào? Từ đó cho biết hô hấp ở cơ thể khác hô hấp ở tế bào như thế nào?

 Để học sinh hiểu khái niệm bề mặt trao đổi khí và đặc điểm chung của bề mặt trao đổi khí ở động vật có thể hướng dẫn học sinh như sau:

Nghiên cứu Mục II và cho biết:

Thế nào là bề mặt trao đổi khí? Bề mặt trao đổi khí ở châu chấu, giun, cá, là gì? Bề mặt trao đổi khí ở động vật có đặc điểm như thế nào?

 Để hướng dẫn học sinh trả lời được câu hỏi: Bằng cách nào lấy được O2 từ môi trường? Cho học sinh nghiên cứu SGK và tìm ý trả lời các câu hỏi theo nhóm hoặc cá nhân:

Qua nghiên cứu Mục III cho biết ở động vật có những hình thức nào thu nhận được O2 từ môi trường vào cơ thể? Cơ chế của mỗi hình thức đó? Cho ví dụ?

Hình thức thu nhận O2 và thải CO2 nào có hiệu suất cao? Vì sao?

Từ đó học sinh sẽ xác định được nội dung kiến thức theo các tiêu chí đó. Nội dung kiến thức của bài:

I. Hô hấp là gì?

Định nghĩa hô hấp?

Có hai loại hô hấp: hô hấp ngoài và hô hấp trong. Định nghĩa hô hấp ngoài.

Định nghĩa hô hấp trong.

II. Bề mặt trao đổi khí

Khái niệm bề mặt trao đổi khí ở động vật. Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:

Bề mặt trao đổi khí rộng

Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch, và máu có sắc tố hô hấp. Bề mặt trao đổi khí mỏng, ẩm

Có sự lưu thông không khí trên bề mặt trao đổi khí.

III. Các hình thức hô hấp

Bề mặt cơ thể

Bằng hệ thống ống khí Bằng mang

Bằng phổi.

Hình thức thu nhận O2 và thải CO2 bằng phổi là có hiệu suất cao nhất vì có bề mặt trao đổi khí là lớn nhất.

Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các kiến thức

Giáo viên gợi ý tiếp: Chỉ rõ những dấu hiệu cho thấy sự khác nhau giữa hô hấp ngoài và hô hấp trong?

Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da...

Hô hấp trong là quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng của tế bào sống.

Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi sự khác nhau giữa các tiêu chí trên có thể được cụ thể bằng nội dung kiến thức nào? Học sinh sẽ phân tích cơ chế hô hấp ở mỗi đối tượng động vật khác nhau như hô hấp bằng bề mặt cơ thể,

bằng hệ thống ống khí, bằng mang và phổi. Trong những hình thức hô hấp đó, hình thức thu nhận O2 và thải CO2 bằng phổi là có hiệu suất cao nhất vì có bề mặt trao đổi khí là lớn nhất.

Bằng cách lập luận tương tự học sinh sẽ xác định được mối quan hệ giữa nội dung các kiến thức.

Bước 3: Xác định tiêu chí các cột, các hàng

Định lượng kiến thức: giáo viên gợi ý: Để xây dựng được các cột, các hàng phải căn cứ vào những kiến thức nào?

Học sinh căn cứ vào tiêu chí và số đối tượng ở bước 1 và bước 2. Học sinh tự xác định cấu trúc của bảng HTH.

Bảng 2.1. HTH kiến thức về hô hấp ởđộng vật Nội dung kiến thức Tiêu chí Khái niệm Cơ chế Giống nhau giữa các hình thức hô hấp Khác nhau Giữa các hình thức hô hấp 1. 1. Hô hấp là gì Hô hấp ngoài Hô hấp trong 2. Bề mặt trao đổi khí 3.Các hình thức hô hấp Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang.

Bước 4: Hoàn thành bảng hệ thống hóa.

Học sinh tự điền thông tin vào các cột, hàng.

Nội dung kiến thức

Tiêu chí

Khái niệm Cơ chế

Giống nhau giữa các hình thức hô hấp Khác nhau giữa các hình thức hô hấp 1. Hô hấp là gì? Là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống đồng thời giải phóng CO2 ra ngòai.

Hô hấp ngoài

Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua cơ quan hô hấp

Cơquan hô hấp: Phổi,mang, da... Hô hấp trong

Quá trình chuyển đổi năng lượng bên trong tế bào sống. Hô hấp tế bào. 2. Bề mặt trao đổi khí Là bộ phận cho oxi từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào và ngược lại.

3.Các hình thức hô hấp Giúp cho cơ thể tồn tại Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Thực hiện qua bề mặt ơ thể nhờ sự khuếch tán. Oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và khí cascbonic từ cơ thể ra môi trường Động vật đặc trưng: Giun đất

Nội dung kiến thức

Tiêu chí

Khái niệm Cơ chế

Giống nhau giữa các hình thức hô hấp Khác nhau giữa các hình thức hô hấp Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Nhờ sự co giãn của xoang bụng, tạo áp lực dần oxi qua ống khí đến tận tế bào cở thể và thải cacbonic qua ống khí ra ngoài Châu chấu Hô hấp bằng mang. Sự trao đổi khí

diễn ra khi dòng nước ép chảy qua các khe nắp mang ngược chiều với dòng máu chảy trong các mao mạch của mang. Oxi hòa tan trong nước khuếch tán vào máu, cacbonic khuếch tán từ máu vào dòng nước chảy. Động vật dưới nước: cá, tôm, cua, ốc.. Hô hấp bằng phổi. Nhờ có sự nâng hạ lồng ngực hay xoang bụng mà oxi qua mũi vào phế nang ở phổi,khuếch tán vào mạch máu, còn cacbonic đi theo chiều ngược với oxi.

Người, trâu, bò lợn. Hiệu suất trao

đổi khí lớn nhất vì có bề

mặt trao đổi khí lớn nhất

2.2.3.2.Kỹnăng xây dựng sơđồ hệ thống hóa kiến thức

Sơ đồ là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ.Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các dạng khác nhau như lược đồ, đồ

thị, sơ đồ logic. Trong đó sơ đồ logic là hình thức dùng các đoạn thẳng để diễn tả mối quan hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau theo logic phát triển của nội dung đó, làm cho toàn bộ nội dung được tóm tắt dưới dạng tổng quát.

Sơ đồ logic có ưu điểm vừa đảm bảo nội dung kiến thức, mối liên hệ chặt chẽ các kiến thức thành phần, chính xác,khoa học, luôn thể hiện mối quan hệ của các yếu tố trong một chỉnh thể nhất định,vừa mang tính trực quan khái quát hóa, vừa mang tính cụ thể nên có thể dùng để mô hình hóa cá kiến thức logic là dạng tốt học sinh cần lĩnh hội. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ có tác dụng khắc phục tình trạng học máy móc,thuộc lòng giúp học sinh hiểu được bản chất của sự vật hiện tượng, thiết lập được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, do đó học sinh nhớ kiến thức lâu. Sơ đồ logic là dạng tốt nhất để phát triển kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy học, phát huy tối đa năng lực nhận thức độc lập của học sinh.

Các bước xây dựng sơ đồ logic: (Graph n ội dung)

Theo từ điển Anh - Việt, graph (danh từ) có nghĩa là sơ đồ, đồ thị, mạch, mạng; khi là động từ, graph có nghĩa là vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, minh hoạ bằng đồ thị, vẽ mạng, vẽ mạch; còn khi là tính từ, graphic có nghĩa là thuộc về sơ đồ, thuộc về đồ thị, thuộc về mạng mạch...Trong tiếng Pháp, chữ Graph cũng có nghĩa tương tự.

Graph là sơ đồ thể hiện nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một mục. Khi nhìn vào graph ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất của bài lên líp, thể hiện rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài.

Graph nội dung là graph phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc lôgic phát triển bên trong của một tài liệu.

Nói cách khác, graph nội dung là tập hợp những yếu tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan,

khái quát và súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hoá bằng một loại graph đặc trưng để phản ánh những thuộc tính bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng graph nội dung các thành phần kiến thức hoặc graph nội dung bài học.

Graph nội dung bài học cung cấp kiến thức mới có thể được lập cho nội dung kiến thức trong một bài trọn vẹn, cũng có thể được lập cho một phần hoặc một nội dung kiến thức trong bài học.

Việc lập graph nội dung bài học cung cấp kiến thức mới có thể tiến hành theo các bước sau:

Sơ đồ 2.5. các bước thiết lập graph nội dung

Bƣớc 1: Tìm hiểu nội dung bài học và lập danh mục kiến thức cơ bản

Để nắm chắc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho HS trong bài học GV cần căn cứ vào chuẩn chương trình, nội dung SGK, tham khảo

QUY TRÌNH LẬP SƠ ĐỒ LOGIC (graph nội dung)

Bƣớc 1: Tìm hiểu nội dung và lập danh mục kiến thức cơ bản

Bƣớc 4: Sắp xếp trật tự các đỉnh và thiết lập cung cho GRAPH Bƣớc 2: Xác định đỉnh của Graph

Bƣớc 3: Mã hóa kiến thức

Bƣớc 5: Điều chỉnh và hoàn thiện

sách GV. Đây chính là những gợi ý cho việc xác định trọng tâm của bài học và lùa chọn phương pháp dạy học.

Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung GV lập danh mục kiến thức cơ bản, định ra kiến thức chốt của bài học. Kiến thức này được hiểu là kiến thức bắt buộc, là kết quả cần đạt của HS về mặt lý thuyết. Mỗi bài học có thể gồm hai, ba hoặc nhiều đơn vị kiến thức. Trong số những đơn vị kiến thức Êy, có kiến thức trọng tâm, có kiến thức hỗ trợ, bổ sung. Vì vậy GV cần chọn lọc trong các đơn vị kiến thức đó để có được kiến thức chốt đưa vào graph. Việc xác định nội dung cơ bản này được thực hiện dùa vào chính nội dung bài học, vào cách trình bày trong sách, vào những yêu cầu cần đạt đối với HS, kết hợp với những lời chỉ dẫn trong SGV. Thông thường thì những kiến thức cơ bản được SGK thể hiện qua các đề mục, tiểu mục cho nên GV không khó khăn gì trong việc xác định danh mục những kiến thức cơ bản.

Bước 2: Xác định đỉnh của graph

Việc xác định số lượng đỉnh của graph vừa phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài học vừa phụ thuộc vào dụng ý của người lập. Phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong bài vì graph là sự phản ánh khách quan đối tượng cần tìm hiểu. Nội dung bài học có bao nhiêu đơn vị cơ bản, ta sẽ có bấy nhiêu đỉnh trong graph. Số lượng kiến thức cơ bản khác nhau, ta sẽ có số đỉnh khác nhau. Nhưng sự xác định này cũng mang tính chất chủ quan, bởi vì việc xác định kiến thức Êy trong một bài học phụ thuộc nhận thức chủ quan của người lập graph. Sự nhận thức khác nhau về nội dung bài học sẽ dẫn đến chỗ xác định

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)