Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 73)

củng cố, hoàn thiện kiến thức

2.5.2.1. Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức bằng lập bảng

Đây là một khâu quan trọng trong bất kỳ mỗi bài học nào. Sau mỗi bài học nếu củng cố bài học tốt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức. Sử dụng biện pháp hệ thống hóa giúp học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống, vấn đề trở nên logic, rõ ràng, phát triển tư duy, giúp các em nhớ lâu kiến thức.

Ví dụ: Khi củng cố bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giáo viên đặt câu hỏi: Qua kiến thức của bài vừa học xong: Hãy so sánh các đặc điểm quang hợp của ba nhóm thực vật trên bằng cách lập bảng HTH?

Bước 1: Xác định nội dung kiến thức

Khi so sánh hình thức quang hợp ở 3 nhóm thực vật cần phải nêu rõ được các tiêu chí cần so sánh. Đặc điểm quang hợp của 3 nhóm thực vật như thế nào. Xuất phát từ những gợi ý đó GV sẽ giúp HS xác định được nội dung kiến thức cần so sánh.

Bước 2: Xác định, mối quan hệ nội dung giữa các mặt kiến thức.

GV đặt câu hỏi: Quá trình quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ở những nhóm thực vật khác nhau và sống trong môi trường khác nhau thì quá trình quang hợp có đặc điểm gì riêng biệt gì? Nhấn mạnh vào nội dung của bài quang hợp ở 3 nhóm thực vật: C3, C4 và CAM.

Dù ở nhóm thực vật nào đi nữa, quá trình quang hợp cũng diễn ra ở 2 pha, đó là pha sáng (pha cần năng lượng ánh sáng) và pha tối ( pha không cần ánh sáng). Ta cần chú ý mỗi nhóm thực vật có đặc điểm khác nhau về cấu tạo và hoạt động quang hợp.

Bảng 2.3. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM Nội dung Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM Cấu trúc Kranz Chất nhận CO2 đầu tiên Sản phẩm đầu tiên Thời gian cố định CO2 Quang hô hấp Điểm bù CO2

Năng suất sinh vật học Sự thoát hơi nước

Bước 4: Hoàn thiện bảng HTH

Nội dung

Đặc điểm Thực vật C3 Thực vật C4

Thực vật CAM

Cấu trúc Kranz Không Có Không

Chất nhận CO2 đầu tiên RDP PEP PEP

Sản phẩm đầu tiên APG (3C) AOA (4C) AOA( 4C) Thời gian cố định CO2 Ngoài sáng Ngoài sáng Trong tối

Quang hô hấp Cao Rất thấp Rất thấp

Điểm bù CO2 Cao (25.100PPm) Thấp (0 – 10 PPm) Thấp ( 0 – 5 PPm) Năng suất sinh vật học Thấp đến cao Cao Thấp

Sự thoát hơi nước Cao Thấp Rất thấp

2.5.2.2. Rèn luyện kỹ năng HTH kiến thức cho học sinh trong khâu củng cố hoàn tiện kiến thức bằng lập sơ đồ.

Ví dụ: Khi dạy bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ:

Bước 1: GV gợi ý cho HS bằng các câu hỏi tiêu chí là gì?

Học sinh phải trình bày được đặc điểm, hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.

Trìn bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng.

Bước 2 và 3:

GV đặt vấn đề: em nào có thể chứng minh cây rất cần nước và muối khoáng?

Nước và muối khoáng hấp thụ vào cây qua cơ quan nào? Cơ quan đó có đặc điểm như thế nào mà đáp ứng đủ lượng nước, muối khoáng cho cây?

GV hướng học sinh nghiên cứu vào các mục I và II trong bài từ đó đặt câu hỏi: Dựa vào đặc điểm của lông hút ở rễ, hãy cho biết những yếu tố nào ngoài môi trường gây ành hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng ở rễ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ gợi ý của GV HS sẽ xác định được các nội dung kiến thức, đó là Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng, cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây, ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đné quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ.

Sơ đồ 2.9. Sự hấp thụnước và muối khoáng ở rễ

Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút Cơ chế chủ động và bị động Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.

Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch

gỗ của rễ Nước và hình thái của hệ rễ

Lượng oxi môi trường, độ axit, độ pH, ấp suất thẩm thấu

2.5.3. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để tổ chức các hoạt động tự học ở nhà

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, Sinh học lớp 11, trung học phổ thông (Trang 73)