Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

c. Về hoạt động tư pháp

2.2.5. Tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN

điều kiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Vấn đề then chốt đảm bảo sự thành công của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là việc tăng cường năng lực lãnh đạo của

Đảng. Bởi vì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự nghiệp Cách mạng

pháp nước ta năm 1992 đã ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [38, 14].

Tuy nhiên, nguyên tắc “pháp luật là tối thượng” của Nhà nước pháp quyền (Hàn Phi cũng chủ trương như vậy, chỉ có điều để xây dựng chế độ phong kiến quân chủ tập quyền, ông phải đặt vị thế của vua cao hơn pháp luật) quy định trong xã hội, không có bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào có thể

đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật. Hướng tới Nhà nước pháp quyền

XHCN, sự lãnh đạo của Đảng phải đảm bảo nguyên tắc này. Mọi hoạt động của Đảng phải phù hợp với những quy định của pháp luật và chịu sự giám sát

của pháp luật, của nhân dân.

Đáp ứng công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải giải quyết tốt những vấn đề sau.

Thứ nhất, đổi mới việc ban hành các đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng đáp ứng yêu cầu phát huy dân chủ trong thời kỳ mới. Nội dung các đường lối, chủ trương, Nghị quyết, điều lệ không được trái pháp luật, không

đứng trên pháp luật, không thay thế cho pháp luật. Có như vậy, pháp luật mới

đảm bảo được vị thế tối thượng của nó, là công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội trong Nhà nước pháp quyền.

Thứ hai, đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng

và chức năng quản lý của Nhà nước phải được phân định rõ ràng. Đảng lãnh

đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước [7, 150]; không can thiệp vào

sự điều hành của Chính phủ. Chỉ Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật

và quản lý xã hội thực thi pháp luật. Đảng lãnh đạo xã hội bằng những cương

lĩnh, đường lối chính trị, bằng sự kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, bằng công tác tổ chức cán bộ và bằng sự gương mẫu của Đảng viên.

Thứ ba, Đảng và Nhà nước là những tổ chức cầm quyền đều phải tăng cường hoạt động giám sát nội bộ; phải chịu sự giám sát của nhân dân. Vì vậy, việc phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng, trong đời sống xã hội là một nội dung không thể thiếu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Thứ tư, Đảng phải lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,

quản lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đảng phải có phương thức quản lý đội

ngũ cán bộ, công chức, đảng viên trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, Đảng phải lãnh đạo công tác quy hoạch và chiến lược cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu, nhiệm của tình hình mới. Công tác này phải được thực hiện theo hướng đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta thực sự vừa là người lãnh đạo, quản lý, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ năm, Đảng phải lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt

động của cơ quan nhà nước. Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra các tổ

chức Đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước; đảm bảo cho các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác này, Đảng phải chú ý phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó,

Đảng cần tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và những hiện

tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước cũng như trong đời sống xã hội,

làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh, sống có trật tự, kỷ cương, từng bước thực hiện xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Như vậy, trong Nhà nước pháp quyền XHCN, Đảng ta có một vị thế quan trọng đặc biệt, vị thế lãnh đạo và cầm quyền. Điều kiện quan trọng đảm bảo định hướng XHCN là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với tư cách là

Đảng duy nhất cầm quyền. Các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên

cũng phải chịu sự quy định của luật pháp.

Kết luận chương 2

Nói tóm lại, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay. Quá trình này đã và đang gặp không ít khó khăn.

Thứ nhất, lịch sử pháp trị Việt Nam đã minh chứng sự thiếu hụt về vai

trò và hiệu lực pháp luật trong xã hội. Mặc dù pháp luật đã hình thành sớm ở Việt Nam và có những bước phát triển nhất định cùng với sự hưng thịnh của các vương triều phong kiến. Nhưng nhìn chung, quá trình xây dựng và phát triển pháp luật trong lịch sử nước nhà rất rời rạc và đứt đoạn.

Thứ hai, truyền thống dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Nho

giáo, coi trọng Đức trị dựa trên tình nghĩa. Những tư tưởng pháp luật không có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam truyền thống. Các vương triều phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo với tư tưởng Đức trị làm công cụ cai trị xã hội. Tư tưởng Pháp trị và pháp luật chỉ được coi trọng khi xã hội hỗn loạn, khi đó, nhà nước phong kiến sử dụng pháp luật trong cái vỏ bọc Nho học để lập lại trật tự xã hội, giữ gìn phép nước. Có thể nói rằng, trong lịch sử Việt Nam, về phương diện tư tưởng, lý luận Pháp trị chưa bao giờ được xếp ngang hàng với Đức trị và đạo Nhân nghĩa

Thứ ba, trong thời kỳ đất nước đổi mới, đi lên xây dựng Nhà nước pháp

XHCN chưa từng có trong lịch sử. Chúng ta phải từng bước kiểm chứng lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN trong thực tiễn đổi mới đất nước.

Thứ tư, chúng ta đang thiếu hụt hoạt động nghiên cứu những tư tưởng,

học thuyết về Nhà nước pháp quyền, về chế độ pháp trị trong kho tàng di sản tư tưởng, học thuyết chính trị nhân loại. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những giải pháp cụ thể nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Tiếp cận từ góc độ triết học, những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử có ý nghĩa nhất định đối với quá trình đổi mới đất nước hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN. Những giá trị được rút ra trong nội dung thuyết Pháp trị là những cơ sở lý luận quan trọng, góp phần hoàn thiện những giải pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Trong xã hội pháp quyền, pháp luật phải có vị trí tối thượng, là chuẩn mực cho mọi hành động. Điều này cũng có nghĩa là mọi tổ chức, cá nhân đều phải đứng dưới pháp luật, chịu sự quy định của pháp luật. Với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước, xã hội thông qua chủ trương, đường lối, chính sách và các nghị quyết của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng phải trong khuôn khổ của pháp luật.

Tính tối thượng của pháp luật trong xã hội pháp quyền được thiết lập chặt chẽ khi các nguyên tắc của nó được mọi người tôn trọng và phục tùng. Việc lập pháp, xây dựng và ban hành pháp luật phải rõ ràng, thống nhất và ổn định; các điều luật phải có tính khả thi, phải đi vào đời sống xã hội. Việc thực thi pháp luật, kiểm tra việc thực thi pháp luật phải đảm bảo tính công khai, nghiêm minh và bình đẳng, “pháp bất vị thân”. Bên cạnh đó, xây dựng một xã hội pháp luật đòi hỏi phải thực hiện tốt việc giáo dục tuyên truyền và phổ biến pháp luật.

Bên cạnh đó, muốn hiệu lực, hiệu quả của tác dụng pháp luật sẽ được nâng cao thì đội ngũ cán bộ, công chức, những người thực thi pháp luật phải được chuẩn hóa theo những quy định của pháp luật. Về thực chất, việc tiếp tục đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới chính là nhằm xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước, xã hội bằng pháp luật…

Tóm lại, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện Việt Nam hiện nay đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nhất quán và lâu dài một hệ thống những giải pháp đồng bộ. Có như vậy, chúng ta mới đạt được thắng lợi to lớn trên con đường đổi mới toàn diện đất nước, đưa sự nghiệp đổi mới đất nước theo đúng định hướng XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

PHẦN KẾT LUẬN

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một yêu cầu tất yếu và khách quan, đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một quá trình lâu dài, dựa trên trên cơ sở hình thành đầy đủ các tiền đề và nền tảng của mô hình mới về Nhà nước pháp quyền cả trong lý luận cũng như thực tiễn. Đó là Nhà nước pháp quyền XHCN. Về mặt lý luận, quá trình này đòi hỏi chúng ta không chỉ có sự tiếp cận những tư tưởng, học thuyết về Nhà nước pháp quyền ở các nước phương Tây; mà còn phải nghiên cứu những tư tưởng, học thuyết bàn về pháp luật, vai trò của pháp luật trong việc cai trị đất nước của các học giả phương Đông trong lịch sử.

Bàn về pháp luật, pháp trị, chúng ta không thể không nhắc tới Hàn Phi Tử với thuyết Pháp trị nổi tiếng của ông trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Và cũng chính sự phát triển của Trung Quốc, trải qua các vương triều phong kiến

cho tới ngày nay đã minh chứng sinh động cho những giá trị trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử. Để giữ gìn trật tự xã hội, làm cho đất nước hùng mạnh, không có công cụ nào hữu hiệu hơn pháp luật. Nhờ vậy, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên trong lịch sử. Ngày nay, đất nước Trung Quốc hiện đại đang trong thời kỳ xây dựng CNXH, là một quốc gia điển hình cho việc quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh.

Lược bỏ những điểm tiêu cực, hạn chế do hoàn cảnh lịch sử quy định, chúng ta sẽ tìm thấy những giá trị nhất định trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử. Trước hết, đó là tinh thần đề cao pháp luật một cách triệt để nhất. Đất nước chỉ có thể ổn định và phát triển khi pháp luật trở thành chuẩn mực cao nhất trong xã hội, mọi người, mọi tổ chức xã hội đều phải tuân thủ pháp luật. Với tư cách là một công cụ quản lý xã hội, pháp luật phải đảm bảo hệ thống những nguyên tắc của nó như: Pháp luật phải nghiêm minh, công bằng, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất và ổn định; pháp luật phải phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội; pháp luật phải được tuyên truyền, giáo dục và phổ biến cho mọi người,… Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không nhắc tới hệ thống những chuẩn mực đối với đội ngũ quan lại (cán bộ, công chức) mà Hàn Phi Tử đã đưa ra trong học thuyết của ông. Đó là: quan lại phải được tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua việc thi cử, dựa trên cơ sở năng lực thực tế; quan lại phải làm việc đúng quyền hạn, phận sự của mình, không được lạm quyền, hạn chế kiêm nhiệm,…

Có thể nói, những giá trị nêu trên có ý nghĩa nhất định, góp phần vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Những tư tưởng như: “Pháp bất vị thân”, luật pháp phải bình đẳng,… trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử sẽ còn giá trị mãi mãi đối với xã hội pháp quyền.

Luận văn đã tiếp cận theo cách cố gắng phân tích tìm ra những giá trị trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, với tinh thần “gạn đục, khơi trong”, để có thể vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, do những hạn chế và khó khăn nhất định về mặt khách quan cũng như chủ quan, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy, cô giáo và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được tiếp tục hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2000): Việt Nam Văn hóa sử cương. NXB Hội Nhà văn. Hà Nội.

2. Đỗ Minh Cương – Nguyễn Thị Doan – Phương Kỳ Sơn (1996): Các học

thuyết quản lý. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

3. Đỗ Minh Cương (1998): Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

4. Đỗ Minh Cương (2001): Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VII. NXB Sự thật. Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997): Văn kiện Hội nghi lần thứ ba BCHTƯ khóa VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

10. Nguyễn Duy Gia - Đoàn Trọng Truyến - Trần Ngọc Hiên (1993): Kỷ yếu hội

thảo về nội dung và phương thức tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Đề

tài KX.05.08. Học viện Hành chính quốc gia. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên) (2001): Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành

chính ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

12. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1994): Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam. Phần 3: Xây

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội.

13. Hội thảo khoa học Việt Nam – Trung Quốc (2001): Chủ nghĩa xã hội: kinh

nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc. NXB Chính trị quốc gia.

Hà Nội.

14. Cao Xuân Huy (1995): Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham

chiếu. NXB Văn học. Hà Nội.

15. Vũ Khiêu (1995): Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

16. Vũ Khiêu (1997): Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.

17. Đinh Xuân Lâm (1998): Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập 2. NXB Giáo dục. Hà Nội.

18. Nguyễn Hiến Lê (1991): Khổng Tử. NXB Văn hóa. Hà Nội.

19. Nguyễn Hiến Lê (1994): Lão Tử - Đạo đức kinh. NXB Văn hóa. Hà Nội. 20. Nguyễn Hiến Lê (1995): Mặc học. NXB Văn hóa. Hà Nội.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)