Một số khuyến nghị mang tính định hướng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)

e. Thuật dùng ngườ

2.2.Một số khuyến nghị mang tính định hướng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam yêu cầu phải khắc phục những hạn chế và yếu kém đang tồn tại hiện nay. Điều này đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải có một hệ thống những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tế xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản của nó. Đó là: pháp luật phải có vị trí tối thượng trong xã hội; mọi tổ chức, cá nhân đều phải đứng dưới pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Có như vậy, quyền làm chủ của quần chúng nhân dân mới được thực hiện. Bởi vì, pháp luật XHCN là nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi người dân, bảo vệ quyền làm chủ xã hội của họ.

Trở lại với những giá trị tích cực trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, chúng ta càng thấy rõ hơn vị thế và vai trò của luật pháp trong xã hội pháp quyền.

Thứ nhất, pháp luật có vị trí tối thượng trong xã hội, thực hiện quản lý xã

hội bằng pháp luật.

Thứ hai, việc xây dựng và ban hành pháp luật phải tuân thủ những

nguyên tắc sau:

+ Pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thi hành. + Pháp luật phải thống nhất và ổn định.

+ Pháp luật phải phù hợp với hoàn cảnh xã hội và bình đẳng. + Pháp luật phải được giáo dục và phổ biến cho mọi người dân.

Thứ ba, việc thực thi pháp luật cũng phải bảo đảm những nguyên tắc sau:

+ Pháp luật phải công minh, công và tư phải rõ ràng, “pháp bất vị thân”. + Thực thi pháp luật đòi hỏi phải nghiêm minh, “thưởng hậu, phạt nặng”.

Thứ tư, đối với đội ngũ quan lại (đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà nước hiện đại), những người trực tiếp thi hành pháp luật, Hàn Phi đưa ra những chuẩn mực sau:

+ Quan lại cũng phải tôn trọng pháp luật, giữ gìn pháp luật.

+ Đánh giá năng lực quan lại thông qua kết quả công việc, “danh phải

phù hợp với thực”.

+ Tuyển chọn, bổ nhiệm quan lại trên cơ sở khảo sát nhiều mặt, kiểm chứng lời nói và hành động.

+ Sử dụng, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại trên cơ sở pháp luật, thực hiện “thưởng hậu, phạt nặng”, không chủ trương kiêm chức, chống tình trạng lạm quyền, vượt quyền; khuyến khích quan lại tự đánh giá, nhận xét năng lực của nhau.

Từ góc độ triết học, với những giá trị nhất định được rút ra trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử đã nêu ở trên, liên hệ tới quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị mang tính định hướng sau:

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 59)