Một số vấn đề cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 59)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

2.1. Một số giá trị rút ra trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử và những vấn đề cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

2.1.3. Một số vấn đề cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

Ngày nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền đã trở thành một xu hướng tất yếu trong quá trình văn minh hóa, dân chủ hóa các xã hội khác nhau trên thế giới, bất kể quốc gia đó theo chế độ xã hội nào.

Đương nhiên, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng giữa nền pháp quyền XHCN và nền pháp quyền TBCN có những điểm khác nhau cơ bản. Mục đích của Nhà nước pháp quyền XHCN không phải là sự phục vụ riêng cho giai cấp thống trị như nhà nước TBCN mà phục vụ toàn thể quần chúng nhân dân.

Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, nhân dân là chủ thể đích thực của nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước chỉ là “công bộc”, là “người đầy tớ trung thành của nhân dân” [28, 368] như Bác Hồ đã nói. Đó là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực của nhà nước không được tách rời một cách độc lập theo kiểu “tam quyền phân lập” của nhà nước tư sản mà theo cơ chế phân công trách nhiệm cho ba bộ phận: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lực nhà nước có sự thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông qua các hình thức chủ yếu là vạch ra đường lối, chủ trương, định hướng phát triển đất nước, bằng công tác tổ chức - cán bộ và bằng sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam là cơ sở minh chứng cho sự khó khăn, phức tạp của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Tuy vậy, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng [9, 131]. Sự

xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong Báo cáo chính trị của Đại hội IX không chỉ khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, pháp huy dân chủ, tăng cường pháp chế; mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng Nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, quá trình xây dựng Nhà nước XHCN ở nước ta trong những năm vừa qua đã đưa lại nhiều thành tựu và kết quả tích cực.

Một là, hệ thống những quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã từng bước phát triển và hoàn thiện [7, 61]. Hiến pháp năm 1992 và nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh đã được ban hành tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước thực hiện quản lý mọi lĩnh vực của xã hội bằng pháp luật. Nhiều cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng Nhà nước và pháp luật là cơ sở vững chắc đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

Hai là, dân chủ XHCN tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhõn dõn. Dõn chủ về chớnh trị cú bước tiến quan trọng, thể hiện rừ trong hoạt động bầu cử ở các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự luật, trong hoạt động của báo chí,...

Ba là, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, mà trước hết là của các cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp

sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN.

Bốn là, nội dung và phương thức lãng đạo của Đảng đối với Nhà nước đã có bước đổi mới, vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước.

Những thành tựu nêu trên là cơ sở quan trọng khẳng định sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Những vấn đề này đã được các Nghị quyết của các kỳ Đại hội, Hội nghị Trung ương của Đảng ta, cũng như nhiều nhà nghiên cứu ở nước ta chỉ rừ. Dựa trờn cơ sở những giỏ trị trong thuyết Phỏp trị của Hàn Phi Tử, chúng ta có thể xác định được một số yếu kém, khiếm khuyết trong quá trình đổi mới và xây dựng nhà nước ta theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN như sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm [7, 66]. Nhiều điều luật, cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa sát với thực tiễn cuộc sống, thiếu tính khả thi. Việc thực thi pháp luật chưa tốt, kỷ cương phép nước chưa nghiêm.

Lý luận về pháp luật và vai trò của nó đối với xã hội là trọng tâm trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử. Ông luôn nhắc tới pháp luật trong mọi hoàn cảnh. Để xã hội ổn định và phát triển, pháp luật phải trở thành chuẩn mực cao nhất của việc trị quốc, quản lý xã hội. Việc soạn thảo và ban hành pháp luật phải rừ ràng, dễ hiểu; phỏp luật phải phự hợp với thời thế; việc thực thi phỏp luật phải nghiêm minh, công bằng, thống nhất và ổn định,… Theo Hàn Phi, chúng là những nguyên tắc pháp lý của chế độ pháp trị. Bởi vì, nếu chúng không được đảm bảo, xã hội sẽ hỗn loạn, đất nước sẽ bị diệt vong.

Đối với nhà nước ta, những hạn chế về mặt pháp luật nói trên đã và đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới quá trình phát triển đất nước.

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, các điều luật chồng chéo nhau, một số điều luật thiếu tính khả thi; việc thực hiện pháp luật chưa nghiêm,… chính là nguyên nhân cơ bản cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu,… rất phức tạp hiện nay. Minh chứng là không ít những vụ án về vấn đề tham nhũng, buôn lậu đã được xét xử trong những năm vừa qua; trong đó có cả sự tham gia của nhiều cán bộ nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể không đề cập tới tình trạng thiếu sự hiểu biết về pháp luật trong nhân dân. Nguyên nhân cơ bản ở đây cũng là do những khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật hiện nay.

Thứ hai, bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh [9, 77]: tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn. Hiệu lực quản lý, điều hành của nhà nước chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước đang bị giảm sút.

Có thể nói, hạn chế này là hệ quả tất yếu của việc thiếu hụt pháp luật, việc thực thi pháp luật không nghiêm minh,… như đã nói ở trên. Chính Hàn Phi cũng đã khẳng định, pháp luật không nghiêm minh, công bằng; vua thực thi pháp luật không nghiêm,… thì bề tôi sẽ gian dối, tham nhũng, lộng quyền.

Pháp luật không nghiêm thì xã hội sẽ loạn. Theo ông, một quốc gia muốn vững mạnh thì phải bắt đầu từ việc chấn chỉnh hoạt động của đội ngũ quan lại, nghĩa là làm trong sạch bộ máy quản lý, cai trị xã hội. Vua sáng suốt, đội ngũ quan lại liêm khiết, trung thành, hết lòng phục sự nước nhà, thần dân sẽ ấm no, hạnh phúc, sẽ kính phục vua, xã hội ổn định, đất nước ngày càng hùng mạnh.

Ngày nay, trong một nhà nước pháp quyền XHCN đang hình thành, không còn tồn tại chế độ vua quan, vua đứng trên pháp luật; song mối quan hệ

giữa trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới vẫn còn tình trạng lộn xộn, thiếu kỷ cương. Thực trạng này cũng giống như những điều mà Hàn Phi đã phê phán, nhắc nhở từ hơn hai nghìn năm trước.

Thứ ba, tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề. Sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập phỏp, hành phỏp và tư phỏp cũn nhiều điểm chưa rừ về chức năng nhiệm vụ.

Mối quan hệ phân cấp giữa trung ương và địa phương còn nhiều mặt chưa cụ thể (như quản lý đầu tư, tài chính, tổ chức bộ máy, kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ,...). Những vần đề này đang làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũng như phân tán cục bộ chậm được khắc phục.

Mặc dù bị hạn chế với chế độ phong kiến quân chủ, độc tôn vị thế của vua, vua đứng trên pháp luật, nhưng Hàn Phi cũng đã chỉ ra và khắc phục những bất cập trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Theo ông, quyền lực tối phải được tập trung vào trong tay nhà vua, nhưng vua cũng giao quyền cho bề tôi, đội ngũ quan lại để giúp vua cai trị xã hội. Thuật cai trị của vua là cai trị quan chứ không cai trị dân. Nghĩa là việc cai trị dân chúng được vua giao phó cho đội ngũ quan lại. Bên cạnh đó, quyền lực được phân cấp thực hiện theo ví trị quan lại, “danh phải phù hợp với thực”. Quan lại không được vượt quyền, lạm quyền. Tất cả đều nhằm hiện thực hóa pháp luật trong đời sống xã hội.

Như vậy, rừ ràng rằng Hàn Phi cũng đặc biệt chỳ ý tới việc thực thi phỏp luật trong xã hội. Với sự phân công, phối hợp một cách chặt chẽ về quyền lực giữa vua và quan lại, giữa quan cấp trên và quan cấp dưới, Hàn Phi đã tạo ra sự gọn nhẹ, linh hoạt trong bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến. Điều quan trọng là với bộ máy quản lý này, pháp luật sẽ được thực thi một cách nghiêm minh, công bằng.

Thứ tư, năng lực lãnh đạo của Đảng còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức hoạt động của nhà nước. Tình trạng buông lỏng, bao biện, chồng chéo giữa Đảng và Nhà nước cũng như giữa các cơ quan trong chính quyền còn tồn tại nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước [8, 36-39].

Đây là điều tối kỵ mà Hàn Phi Tử đã nhắc nhở khi bàn về “thế”. Gạt bỏ những hạn chế khi độc tôn vị thế của vua, ông khẳng định rằng vị trí, vai trò của người lãnh đạo là đặc biệt quan trọng. Người cầm quyền phải biết coi trọng và sử dụng pháp luật. Điều này đảm bảo cho sự phát triển của xã hội theo đúng định hướng đã đề ra. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng ta là điều kiện quyết định nhất, đảm bảo sự thành công cho quá trình đối mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, giữ vững định hướng XHCN. Nhưng lãnh đạo đất nước, dân tộc trong điều kiện pháp luật, pháp quyền là tối thượng lại là một thách thức lớn đối với năng lực cầm quyền của Đảng ta.

Những bất cập trong quá trình lãnh đạo của Đảng ta trong hoàn cảnh đất nước đổi mới cần phải được khắc phục kịp thời. Nếu không, vị thế và uy tín của Đảng sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng lớn tới lòng tin của nhân dân, tới quá trình phát triển đất nước.

Thứ năm, công tác cán bộ chậm đổi mới [9, 78]. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống. Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thiếu chặt chẽ; chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng được những nhân tài quản lý, nhất là những người trẻ tuổi

Hàn Phi Tử đã luận giải rất sâu sắc vấn đề này trong lý luận về “thuật”

của ông. Với ông, đội ngũ quan lại (ngày nay là những cán bộ, công chức) là

những cánh tay đắc lực của vua, giúp vua cai trị xã hội. Vua chỉ quản lý quan lại, còn quan lại thì trực tiếp điều khiển, quản lý dân chúng theo ý vua. Do vậy, Hàn Phi đã xây dựng nhiều cơ chế giúp vua có được một đội ngũ quan lại vừa có tài, vừa trung thành. Chẳng hạn như cơ chế về tuyển dụng bằng thi cử, giao chức bằng thử việc, quyền lực phù hợp với nghĩa vụ để tránh lạm quyền,…

Những bất cập, hạn chế của đội ngũ cán bộ, công chức ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cần phải được khắc phục kịp thời. Có như vậy, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý xã hội mới được đảm bảo và phục vụ có hiệu quả trong xã hội pháp quyền XHCN.

Có thể nói rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Từ góc độ triết học và khoa học quản lý, chúng ta có thể vạch ra các nguyên nhân chính sau đây:

Một là, do hoàn cảnh và điều kiện lịch sử khách quan, nước ta chưa có một truyền thống dân chủ và xã hội công dân thực sự. Việc xây dựng một thể chế xã hội mới và một lối sống mới gặp nhiều khó khăn.

Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam đã có truyền thống dân chủ lâu đời, dân chủ làng xã. Theo chúng tôi, “dân chủ làng xã” chỉ là một hình thức dân chủ sơ khai, không đầy đủ. Nước ta không trải qua phương thức sản xuất TBCN nên chưa hình thành nền dân chủ và xã hội công dân đầy đủ. Hơn nữa, trong lịch sử dân tộc, như đã nói ở phần trên, nước ta luôn thiếu vắng những nhà tư tưởng Pháp trị, pháp quyền có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội.

Hai là, cũng do hoàn cảnh và điều kiện khách quan, Đảng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và lãnh đạo Nhà nước pháp quyền XHCN.

Hoàn cảnh đất nước chiến tranh và cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài quá lâu đã tạo ra một lối sống coi thường pháp luật, cách ứng xử của cơ quan công quyền thường diễn ra theo cơ chế xin - cho,… Pháp luật vừa thiếu, vừa sai so với các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Chẳng hạn như việc phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân, phân biệt đối xử giữa người trong và ngoài biên chế nhà nước,…

Ba là, công tác lập pháp cũng như việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân còn nhiều yếu kém, bất cập. Hàn Phi Tử luôn luôn nhấn mạnh chức trách của quan lại là phải giảng giải, tuyên truyền pháp luật cho dân; dân biết pháp luật rồi mà vẫn vi phạm thì mới có tội. Thế nhưng ngày nay, ngay cả những cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý hành chính, quả lý nhà nước cũng dường như không thực hiện chức trách này. Theo họ, đó chỉ là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý pháp luật.

Bốn là, việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đối với cán bộ, công chức và các cơ quan công quyền chưa nghiêm. Hiện tượng bao che, xử nhẹ cho nhau còn phổ biến. Tình trạng này dẫn đến kỷ cương phép nước không nghiêm; trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức bị buông lỏng.

Năm là, nhân dân chưa có truyền thống coi trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật. Thói quen trọng tình hơn trọng lý và trọng pháp vẫn chi phối mạnh mẽ tới tư tưởng và tâm lý xã hội.

Ngày nay, vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đang được đặt ra như một tất yếu lịch sử. Tính tất yếu lịch sử của Nhà nước pháp quyền bắt nguồn từ chính lịch sử xây dựng và phát triển nhà nước. Ngay từ khi thành lập (2/9/1945), nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã là một nhà nước hợp Hiến, hợp Pháp [27, 440]. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy định của Hiến pháp và pháp luật, và luôn vận hành trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)