Phương pháp nghe và quan sát (kiểm chứng)

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Vua chúa là người thống lĩnh chế ngự quần thần. Bản thân vua chúa là người quyền cao chức trọng nên bề tôi không tránh khỏi tâm lý nịnh bợ, cho nên họ thường nói những lời giả dối, không thực. Khi nghe bề tôi trình bày, vua cần phải để tâm cẩn thận, nếu không rất dễ bị bề tôi bưng bít. Bởi vậy,

Hàn Phi Tử đặc biệt quan tâm tới phương pháp nghe của vua, ông gọi đó là "Thính ngôn chi phương thuật". Nghĩa là, khi nghe bề tôi trình bày, vua phải trầm mặc, không cử động, không cắt ngang lời người nói; sau đó, vua dùng phương pháp kiểm chứng để xem xét lời nói đó có đúng với thực tế hay không; nhờ đó, vua phát hiện ra những người hiền tài, giúp vua trị vì đất nước.

Điều căn bản của "Thính ngôn chi phương thuật" là sự kết hợp chặt chẽ

giữa yên lặng lắng nghe và kiểm chứng lời nói. Vua căn cứ vào lời nói của bề

tôi và từ đó yêu cầu lời nói và việc làm trong thực tế của họ phải phù hợp với nhau. Vua phải thẩm tra khảo sát danh phận rồi mới quyết định chức vị, dựa trên danh phận mà phân công việc.

Việc kiểm chứng, khảo sát thực tế phải được thực hiện từ nhiều phương diện, sau đó, vua phải tổng hợp các kết quả quan sát và tỉnh táo phán đoán. Khi nghe bề tôi nói, nếu vua không có sự kiểm chứng lại từ nhiều phương diện, thì sẽ không có căn cứ để khiển trách bề tôi; không xem xét lời nói của bề tôi có phù hợp với thực tế hay không thì bề tôi sẽ dùng tà thuật để chống đối, bưng bít vua. Nói về ngôn ngữ, Hàn Phi đã chỉ ra rằng, "thông thường điều gì mà nhiều người cùng nói một lúc thì đáng tin cậy. Cùng một sự việc

không chân thực, nếu như chỉ mười người nói thì còn nghi ngờ, nhưng nếu như một trăm người cùng nói thì ai cũng tin; từ đó khiến cho cả ngàn người bị mê hoặc theo. Một người nói ấp úng thì lời nói dễ bị nghi kỵ; nhưng một ngàn người biết ăn nói lưu loát sẽ làm cho người khác tin tưởng. Bởi vậy bọn gian thần muốn che giấu vua thường dựa vào sự hỗ trợ của bè đảng, mượn lời nói của họ để chiếm lấy lòng tin của vua, dùng mọi việc dường như tốt đẹp

để che đậy mưu kế của họ" (Thiên XLVIII - Bát kinh) [21, 443]. Do đó, khi

nghe bề tôi nói, vua phải khảo chứng nhiều mặt trong thực tế mới có thể nhận biết được chân tướng sự thật; từ đó phá bỏ những mưu kế của bọn gian thần cấu kết bè đảng. Bản tính con người vốn tư lợi, cho nên theo Hàn Phi, vua phải "chiếu theo pháp luật để trị vì, phải biết tổng hợp quan sát từ nhiều phương diện, rồi thẩm tra lại cho kỹ càng. Mỗi loại khen thưởng phải phù hợp với công lao. Kẻ nào mắc tội thì phải trừng trị theo pháp luật, nhất quyết không miễn trừ một ai. Có như vậy thì các hành vi gian tà phạm pháp mới

không còn chỗ tồn tại" (Thiên XVII - Bị nội) [21, 469].

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)