Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị theo đúng các quy định của pháp luật của xã hội pháp quyền

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

c. Về hoạt động tư pháp

2.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị theo đúng các quy định của pháp luật của xã hội pháp quyền

các quy định của pháp luật của xã hội pháp quyền

Quá trình đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị chính là nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh. Có như vậy, hoạt động quản lý nhà nước mới có hiệu lực, hiệu quả cao.

Những chuẩn mực mà Hàn Phi đưa ra đối với đội ngũ quan lại (đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà nước hiện đại), những người trực tiếp thi hành

pháp luật có ý nghĩa to lớn đối với quá trình đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Chẳng hạn như:

+ Quan lại cũng phải tôn trọng pháp luật, giữ gìn pháp luật.

+ Đánh giá năng lực quan lại thông qua kết quả công việc, “danh phải

phù hợp với thực”.

+ Tuyển chọn, bổ nhiệm quan lại trên cơ sở khảo sát nhiều mặt, kiểm chứng lời nói và hành động.

+ Sử dụng, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại trên cơ sở pháp luật, thực hiện “thưởng hậu, phạt nặng”. Khuyến khích quan lại tự đánh giá, nhận xét năng lực của nhau.

+ Quan lại không được kiêm chức, lạm quyền, vượt quyền.

Bởi vậy, để việc đổi mới công tác cán bộ hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN đạt những kết quả tốt, chúng tôi thiết nghĩ cần phải xác định những nguyên tắc định hướng việc thực hiện quá trình này trong điều kiện nước ta hiện nay:

Thứ nhất, quán triệt những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN

trong việc xây dựng thể chế quản lý cán bộ, công chức. Những quy định đối

với cán bộ, công chức phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật. Các văn bản đó

phải được thể chế hóa bằng hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, nhằm điều chỉnh nội dung và phương thức hoạt động của mọi cán bộ, công chức cũng như những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Các quy tắc đó phải được công bố công khai và áp dụng cho tất cả các cấp

của hệ thống hành chính quốc gia.

Thứ hai, nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN là công

dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; vậy nên, cán bộ, công

chức chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Do đó, quyền lợi, nghĩa

cho việc thực thi công vụ cần xác định rõ. Theo đó, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền để thực thi công vụ; đồng thời, họ có bổn phận phục vụ xã hội, công dân và chịu những ràng buộc nhất định do liên quan đến chức trách đang đảm nhiệm. Cán bộ, công chức có thể phải từ chức, bị truy cứu, bồi thường thiệt hại nếu không hoàn thành trách nhiệm chính trị, hoặc sai phạm do ra những quyết định hành chính không đúng, hoặc làm tổn

hại về mặt kinh tế đối với lợi ích hợp pháp của công dân. Muốn đề cao trách

nhiệm của những người thực thi công quyền, hạn chế hành vi lạm quyền, lộng quyền,... thì thể chế quản lý cán bộ, công chức phải được đảm bảo bằng sự

công khai hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và những người nắm giữ

chức vụ; nghĩa là đặt các hoạt động đó dưới sự giám sát của nhân dân.

Thứ ba, nhận thức đúng đắn vấn đề Đảng thống nhất lãnh đạo công tác

cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng

thời, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, nguyên tắc về công tác cán bộ; Nhà nước thể chế hóa các chính sách, nguyên tắc đó. Các tổ chức Đảng thực hiện kiểm tra, giám sát việc thể chế hóa cũng như quá trình thực hiện các quy định đã đề ra. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách quản lý cán bộ, công chức của Nhà nước. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức bằng pháp luật; nghĩa là cán bộ, công chức ở bất kỳ cấp nào, dưới danh nghĩa nào đều phải gương mẫu chấp hành pháp luật.

Quán triệt những nguyên tắc trên, dưới góc độ thuyết Pháp trị, quá trình đổi mới công tác cán bộ hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

Một là, thực hiện quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ, công chức thông qua

chức phải là những người gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành pháp luật. Thông qua đó, nâng cao tinh thần và hiệu quả phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

Hai là, việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng cần chính xác, đúng mức

những người có thành tích; kỷ luật kịp thời và nghiêm minh những người vi phạm. Thực hiện công tác khen thưởng và xử phạt cán bộ, công chức thật rõ ràng, công minh. Đề bạt cán bộ đúng người, đúng việc; cũng giống như quan điểm của Hàn Phi, “danh phải phù hợp với thực”.

Ba là, thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức nhằm mục đích vừa đào

tạo, bồi dưỡng, vừa bổ sung tăng cường cho các vùng, các đơn vị có nhu cầu về cán bộ. Thực hiện phân cấp quản lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Khắc phục tình trạng kiêm chức, lạm quyền trong việc quản lý, thực thi quyền lực nhà nước.

Bốn là, tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức theo hình thức và nội dung phù hợp với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng và tính công bằng, dân chủ, công khai.

Năm là, hoàn thiện việc xây dựng chế độ, tăng cường trách nhiệm trong

việc tuyển chọn, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ. Đây là khâu then chốt trong

công tác cán bộ. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu tổ chức. Xây dựng cơ chế giám sát việc tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo công khai và thực sự dân chủ, phát huy vai trò quần chúng, đảng viên trong việc giám sát quy trình thực hiện tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)