Theo Hàn Phi Tử, hiệu quả của giáo dục pháp luật lớn hơn nhiều so với giáo dục về tình yêu thương. Có lẽ vậy mà ông rất chú trọng đến việc thưởng nhiều, phạt nặng. Bởi vì, người ta thường sợ uy quyền mà phục tùng pháp lệnh. Trong thiên XLIX – Ngũ đố, Hàn Phi lập luận rằng: “…ngày nay có những đứa con không thành tài, cha mẹ giận dữ la mắng nó, nó không hối cải, các bậc cha chú khiển trách nó nó cũng chẳng động lòng, thầy giáo dạy bảo nó nó cũng chẳng chịu chuyển biến. Tình yêu tha thiết của cha mẹ, đức hạnh của các bậc cha chú, trí tuệ của thầy giáo, thiện ý ba phía tác động tới nó, rốt cuộc chẳng động được sợi lông tơ của nó. Quan lại trong châu bộ cầm quân viện dẫn pháp lệnh để truy tìm kẻ gian nó mới sợ mà sửa chữa những tính nết cũ của nó. Cho nên tình yêu của cha mẹ không đủ để dạy dỗ con cái cho tốt được, cần phải dựa vào quan phủ thi hành những hình phạt nghiêm khắc. Đó là do người dân vốn được yêu chiều thì kiêu căng buông thả, sợ uy
quyền thì sẽ phục tùng” [21, 397]. Cho nên, vị vua anh minh nhất định phải
thi hành hình phạt thật nặng cho người phạm tội thực bụng thấy sợ, ban thưởng thật hậu hĩnh cho người được thưởng cảm thấy được lợi. Pháp luật phải thống nhất, không được thay đổi để người dân nhận thức rõ ràng, chính xác.
Giáo dục pháp luật không thể bằng tình thương. Việc trị quốc không thể
thương yêu của người mẹ hiền đối với đứa con là vô bờ bến, nhưng không hoàn toàn giải quyết được vấn đề; nhưng nếu nó có hành vi gian tà bất chính thì phải cho nó học thầy để tránh khỏi phạm pháp; nếu nó bị mắc bệnh ác
tính thì phải đưa nó đến thầy thuốc chữa trị để tránh cái chết” (Thiên XLVII
– Bát thuyết) [31, 520]. Vậy nên, muốn thực thi pháp trị có hiệu quả thì cần
phải nhấn mạnh tính lý trí và kết quả của pháp luật.
Trong việc giáo dục pháp luật, Hàn Phi chủ trương đi tìm một chế độ hoàn thiện khiến mọi người dân không thể phạm pháp, không dám phạm pháp. Đó là việc bồi dưỡng đạo đức của mọi người bằng pháp trị. Bởi vì, với bản tính tư lợi, con người thường hay thể hiện lòng tham và hành động gian trá ở những nơi kín đáo. Những chuyện gian trá đó, nếu biết chắc chắn sẽ bị phát giác thì sẽ chẳng ai dám làm. Phương pháp pháp trị ở đây là ngăn chặn lòng tham của kẻ gian bằng đội ngũ đông đảo quan lại cảnh giới. Hơn nữa, thực hiện pháp lệnh thật nghiêm ngặt, khiến người dân không thể nào phạm pháp, một khi đã phạm pháp thì xử tội thật nặng. Như vậy, hiệu quả của pháp trị sẽ thiết thực hơn nhiều là việc trông chờ mọi người dân tự kiềm chế lòng tham của mình. Ví như “người mẹ dạy con với lòng nhân ái thì phần đông con cái lại không nên người; người cha chẳng có biểu hiện tình yêu gì nhiều, chỉ dạy con bằng roi vọt mà phần đông con cái lại nên người. Đó là do có sự quản lý và giáo dục nghiêm khắc cả” (Thiên XLVI – Lục phản) [21, 461]. Đứng trên lập trường của phái Pháp gia, việc tôn trọng pháp luật chính là
biểu hiện hành vi đạo đức xã hội.
1.2.2. Lý luận về Thế
Trong Thiên XL - Nạn thế, Hàn Phi chỉ thuần túy bàn về uy thế thống trị. Những nội dung về "Pháp", "Thuật", "Thế" trong thuyết Pháp trị của ông có tính chất liên kết chặt chẽ, phản ánh tư tưởng chính trị cai trị của các bậc vua chúa. Nhưng cuối cùng, ông vẫn đặt nội dung "Thế" lên hàng đầu. Bởi theo
ông, lý luận về tính chất chính trị của uy thế trong việc cai trị, vị thế tối cao
của vua, là đặc biệt quan trọng.