CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
2.2. Một số khuyến nghị mang tính định hướng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
2.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn liền với việc tuyên truyền, phổ
biến và giáo dục pháp luật trong xã hội
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã và đang gặp không ít khó khăn, cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Thực tế cho thấy,
“mô hình Nhà nước pháp quyền là hoàn toàn mới mẻ đối công cuộc đổi mới đất nước” [34, 151]. Trong khi, truyền thống của dân tộc Việt Nam lại không
phải là một truyền thống pháp quyền, coi trọng pháp luật... Vấn đề đặt ra là phải giải quyết cho được những khó khăn, bất cập trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
Trước hết, chúng ta cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc nghiên cứu những tư tưởng pháp quyền, pháp trị với những tác giả, tác phẩm cụ thể cả ở phương Đông và phương Tây, sẽ tạo ra những cơ sở lý luận vững chắc để nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh những mô hình Nhà nước pháp quyền trong hiện thực (pháp quyền tư sản) ở phương Tây, việc nghiên cứu những tư tưởng chính trị, xã hội trong lịch sử ở các nước phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc cũng có những giá trị nhất định trong việc hiện thực hóa Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Chẳng hạn như, những nội dung cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử về xây dựng hệ thống pháp luật, về thực thi pháp luật, về quản lý đội ngũ quan lại (cán bộ, công chức nhà nước),… có thể là cơ sở lý luận để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những mặt hạn chế của đất nước trong quá trình đổi mới, hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN.
Dựa trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, lý luận đạt được, chúng ta xác định những nội dung, phương hướng cụ thể đổi mới hệ thống chính trị theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN trong từng giai đoạn nhất định. Từ đó, thực hiện tổng kết thực tiễn qua từng giai đoạn, đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những thiếu sót,… làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện nhà nước trong những giai đoạn tiếp theo. Thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN qua từng giai đoạn cụ thể chính là cơ sở khách quan để kiểm chứng tính đúng đắn, khoa học trong những lý luận về Nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiên nước ta hiện nay. Cũng như xã hội “dương Nho, âm Pháp” trải qua các vuơng triều phong kiến Trung Quốc cho tới xã hội Trung Quốc hiện đại
đã minh chứng cho những lý luận về “trọng Pháp” trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử là rất cần thiết và cần được áp dụng trong lĩnh vực quản lý xã hội.
Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền XHCN chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở một xã hội pháp luật. Trong đó, mọi tổ chức, cá nhân đều vận hành theo cỗ máy pháp luật. Để từng bước tạo dựng một xã hội pháp luật, chúng ta phải kết hợp thực hiện vừa giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật [9, 135]
cho mọi người dân, cho toàn xã hội, thực hiện “sống và làm việc theo pháp luật”; vừa cải tạo những phong tục, tập quán tiêu cực đối với xã hội pháp luật. Đặc biệt là những tập quán “phép vua thua lệ làng”, “trọng tình hơn trọng lý” do ảnh hưởng Nho giáo còn khắc sâu trong ý thức mọi người. Bởi vì, nhà nước pháp quyền XHCN yêu cầu pháp luật nhà nước phải có địa vị tối cao, mọi người, mọi tổ chức đều chịu sự quy định của pháp luật. Có như vậy, xã hội mới ổn định, quyền làm chủ đất nước của nhân dân lao động mới được thực hiện. Thói quen coi thường pháp luật của một bộ phận quần chúng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên sẽ dẫn tới tình trạng lạm quyền,
“vô chính phủ”, “cục bộ địa phương”, “địa phương chủ nghĩa”,… gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỷ cương, trật tự xã hội.
Giáo dục, tuyền truyền, phổ biến pháp luật là một quá trình lâu dài và thường xuyên. Nó có tác động mạnh mẽ tới mỗi người dân và toàn xã hội.
Hàn Phi Tử cũng rất coi trọng nội dung này. Theo ông, muốn cai trị xã hội bằng pháp luật thì trước hết phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật để mọi người dân đều biết. Ông khẳng định, giáo dục pháp luật sẽ đem lại hiệu quả lớn nhất trong việc ổn định xã hội. Vấn đề là ở chỗ, nếu chúng ta thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ khiến người dân không thể phạm pháp. Bởi vì, khi họ đã thấu hiểu pháp luật, họ sẽ không phạm vào những điều pháp luật cấm. Tình trạng chung hiện nay là người dân, thậm chí có cả cán bộ, công chức không có sự hiểu biết đầy đủ về các điều luật. Do
vậy, chúng ta cần thực hiện giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật thường xuyên và sâu sắc hơn nữa với đối tượng là toàn bộ xã hội. Có như vậy, chúng ta mới có thể cải tạo được hiện thực xã hội hiện nay, tạo dựng một xã hội pháp luật. Đó là nền tảng vững chắc và lâu dài của Nhà nước pháp quyền XHCN.
Như vậy, việc kết hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN với việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ tạo ra những động lực nhất định thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN.
2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trên cả ba lĩnh