Tính chất đặc biệt của Thuật

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Khác với các Pháp gia thời trước, Thương Ưởng coi trọng “pháp”, Thân Bất Hại coi trọng “thuật”, Hàn Phi nhận thấy rằng vua chúa cai trị đất nước

phải biết kết hợp vận dụng “pháp” với “thuật”. Một mặt, pháp luật được

công bố rộng khắp cho mọi người đều biết, vua giao trách nhiệm và yêu cầu bề tôi phải làm tốt việc tôn trọng, giữ gìn pháp luật. Mặt khác, vua phải có sự mưu trí, linh hoạt, thích ứng với mọi hoàn cảnh để có thể tự mình cai quản quần thần. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau thì vua mới đạt được mong muốn là sự trị an phú cường.

Hàn Phi Tử rất coi trọng việc dùng “thuật”. “Thuật” ở đây không phải là “kỹ thuật” trong cụm từ “khoa học, kỹ thuật” ngày nay; “thuật” của Hàn Phi là “kỹ thuật, nghệ thuật dùng người”, cụ thể là phương thức, cách thức quản

lý đội ngũ quan lại của nhà vua. Theo ông, giữa vua và bề tôi ai cũng có tính

toán cho riêng mình, cho nên vua nhất thiết phải dùng tới “thuật” mới có thể ngăn ngừa dân chúng và bề tôi mưu lợi riêng, làm rối loạn kỷ cương.

Trị nước phải có “thuật”. Trong thiên XXXV – Ngoại trừ thuyết hữu hạ, Hàn Phi lập luận rằng: “…đất nước cũng như con ngựa của vua vậy, không có nghệ thuật để cai quản đất nước thì bản thân tuy cực khổ vất vả mà vẫn khó tránh khỏi sự hỗn loạn; bậc vua chúa có phương thuật cũng giống như người giỏi đánh xe, có thể cai quản tốt đất nước một cách nhẹ nhàng, thoải mái; bản thân mình an nhàn mà có thể đạt được vị thế của bậc đế vương” [21, 584].

“Thuật” là pháp thuật của vua dùng để đôn đốc, cai quản quần thần một cách bí mật, cho nên nó càng kín đáo bất ngờ càng tốt. Theo Hàn Phi, thưởng phạt đã công minh chính trực như ban ngày thì dân chúng không còn đằng nào mà bài bác phê bình nữa. Dụng thuật mà bí mật bất ngờ như quỷ thần thì

kinh) [31, 524]. Nhờ “thuật”, pháp lệnh được thực hiện thông suốt, không gặp trở ngại. Nhờ “thuật”, uy quyền và địa vị của vua được củng cố. Muốn vậy, sự vận dụng “thuật” phải dựa trên nguyên tắc công bằng, xác thực. Nghe ngóng dư luận, không theo tình cảm riêng tư, tham khảo những ý kiến và chứng cứ khách quan từ nhiều phía, đó đều là những biện pháp rất quan trọng của vua đề thẩm tra, sắp xếp quan lại, bề tôi.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)