1.2. Những tư tưởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử
1.2.1. Lý luận về Pháp
a. Luật pháp phải khách quan và công minh
Theo Hàn Phi Tử, luật pháp công minh sẽ loại bỏ được tư lợi. Người ta không tránh khỏi sự tư lợi, cho nên, pháp luật là để đề ra những mực thước mà mọi người phải tuân theo, để giữ gìn trật tự xã hội. Bậc minh quân phải biết hướng thần dân đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia, tôn trọng pháp luật.
Muốn phỏp luật được cụng minh, phải xỏc định rừ ranh giới giữa cụng và tư. Đú là đạo trị quốc của những ụng vua tài giỏi, xỏc định rừ phỏp chế, loại bỏ ân nghĩa cá nhân, “pháp bất vị thân”. Những điều khoản quy định của quốc gia do vua đề ra được thi hành công khai. Những điều mang tính cá nhân riêng tư mà được lan truyền rộng rãi thì xã hội hỗn loạn, những điều khoản quốc gia được thực thi rộng rãi thì xã hội sẽ ổn định. Bụng dạ tư lợi của thần dân là chạy theo những ham muốn cá nhân, có những hành vi bỉ ổi để mưu cầu cái lợi cho riêng mình, gia đình mình. Cho nên, bậc vua tài giỏi, sáng suốt ngồi trên ngai vàng thì bề tôi sẽ từ bỏ lòng dạ tư lợi đó, thực hiện những điều khoản quy định của đất nước. Ngược lại, hôn quân mà ngồi trên ngai vàng thì bề tôi sẽ bất chấp lợi ích chung của quốc gia mà làm việc theo lòng dạ tư lợi. Cho nên, lòng dạ của quần thần và vua chúa không giống nhau, mối quan hệ vua tôi cũng là sự tính toán hơn thiệt bởi lòng tư lợi của bề tôi.
Do đú, bậc minh quõn cần phải định rừ ban thưởng để khuyến khớch động viờn, định rừ hỡnh phạt nghiờm minh để răn đe. Nếu ban thưởng và hỡnh phạt chớnh xỏc, rừ ràng thỡ dõn sẽ dốc lũng, đốc sức; khụng quản ngại hy sinh; làm được như vậy thì binh lực sẽ cường thịnh, vua được tôn vinh. Còn nếu như hỡnh phạt và ban thưởng khụng rừ ràng thỡ người dõn khụng cú cụng lao gì cũng cầu mong được lợi, khi phạm tội cũng cầu mong được tha tội, như vậy, binh lực của đất nước sẽ yếu kém, vua cũng ở vào vị thế thấp kém, bị áp bức và lăng nhục. Cho nên có thể nói rằng công và tư phải được phân chia cho rừ ràng, phỏp luật và những điều cấm phải được nghiờn cứu xem xột kỹ càng trước khi ban hành (Thiên XIX – Sức tà) [31, 168].
Như vậy, theo Hàn Phi Tử, bản tính con người là mưu lợi cho riêng mỡnh, bề tụi cú lũng dạ tư lợi, nhưng nếu khộo lộo vận dụng phỏp chế rừ ràng, chính xác để tăng cường kiềm chế những ham muốn cá nhân thì họ cũng biết chấp hành những quy định của đất nước.
Mặt khác, việc tôn trọng pháp luật cũng sẽ làm cho đất nước giàu mạnh.
Trong thực tế, không có nước nào cường thịnh mãi mãi, và cũng không có nước nào cứ yếu kém mãi mãi. Quan lại chấp pháp mà kiên cường, không bẻ cong pháp luật để theo lợi riêng, đất nước sẽ cường thịnh. Ngược lại, quan lại chấp pháp mà nhu nhược, bẻ cong pháp luật để chạy theo lợi riêng thì đất nước sẽ yếu kém, diệt vong (Thiên VI – Hữu độ) [21, 428]. Vua chúa biết tôn trọng pháp luật để cai trị quần thần thì bề tôi không dám lừa gạt, dối trá, nhân dân yên vui, binh lực cường thịnh, đất nước thái bình. Nếu vua chỉ dựa vào hư danh mà nhận định là có tài năng và tiến dụng thì bề tôi sẽ xa lánh, ngấm ngầm kéo bè, kéo cánh để mưu lợi riêng. Nếu như vua dựa vào bè cánh và sự tiến dẫn để tuyển chọn bề tôi thì nhân dân sẽ tìm cách ngoi lên, dựa dẫm vào nhau chứ không biết tôn trọng và thi hành pháp luật; từ đó, quan lại không phải là những người có tài năng thực sự nên đất nước nhất định sẽ hỗn loạn.
Một nước nằm trong quỹ đạo chính trị thì chắc chắn nhân dân sẽ tôn trọng pháp luật nhà nước, không dùng tới những phương thuật của riêng mình, một dạ một lòng, chỉ mong chờ được vua chúa bổ nhiệm, sai khiến.
Pháp luật còn có thể uốn nắn những hành vi lệch lạc, vi phạm pháp luật.
Pháp luật được thiết lập để loại trừ những cái bất hợp pháp và lòng tư lợi.
Pháp luật được thi hành rộng rãi khắp nơi, mọi hành vi lệch lạc sẽ bị tiễu trừ.
Theo Hàn Phi, chính tâm thế thiên vị, lệch lạc là nhân tố gây nhiễu loạn pháp chế. Chẳng hạn, những người có học thường có tâm tư riêng, coi trọng học thuật của mình mà nhiễu loạn những chính sách cai trị hiện thời, phỉ báng pháp luật. Bởi vậy, vua chúa cần phải ngăn cấm họ và thực hiện triệt để luật
pháp thì xã hội mới ổn định. Những hiền giả với tiếng tăm lẫy lừng lại không hề phục vụ đất nước, những kẻ gian không tôn trọng pháp luật vẫn cứ được ban thưởng, thì vua chúa ngồi trên ngai vàng sẽ chẳng có cách gì khống chế những lời nói và việc làm bất hợp pháp của họ (Thiên XLV – Ngụy sử) [21, 451]. Như vậy, Hàn Phi đã phê phán gay gắt những hiền sĩ của Nho gia và Đạo gia; từ đó, ông kêu gọi các bậc vua chúa phải biết giáo hóa quần chúng nghe theo bề trên và tôn trọng pháp luật.
b. Định chế pháp luật
Xã hội hỗn loạn, bản tính con người là mưu lợi riêng. Hàn Phi khẳng định chỉ có pháp luật mới bảo vệ được trị an của xã hội, mới loại bỏ được lòng tư lợi quá đáng của con người. Nghĩa là, pháp luật phải có những chế định, chế tài xóa bỏ những tính xấu, hành vi xấu của con người để tạo nên một nội lực quốc gia mạnh. Pháp luật trở thành chuẩn mực cao nhất của việc trị quốc.
Để đảm bảo định chế pháp luật, pháp luật phải thành văn và được công bố rộng rãi. Theo Hàn Phi, cái gọi là “pháp” phải là bộ luật thành văn, được biên soạn, in ấn cẩn thận, được công bố cho mọi người đều biết. Còn cái gọi là “thuật” là những biện pháp được giữ kín trong lòng vua để sai khiến quần thần. Phỏp luật càng rừ ràng, rành mạch càng tốt, dõn chỳng mới thi hành được. Trong thiên XXXVIII – Nạn tam, ông viết: “…bậc vua sáng nói đến pháp luật thì những người thấp hèn trong thiên hạ không ai không nghe, không biết…” [31, 458].
Phỏp luật phải rừ ràng, tường tận. Nếu sỏch vở mơ hồ thỡ người học phải suy xét, tìm hiểu ý nghĩa của nó. Pháp lệnh quá sơ lược thì mọi người dân phải tranh luận, thêm bớt ngôn từ; từ đó dễ làm sai lệch ý nghĩa của nó.
Trong thiên XLVII – Bát thuyết, Hàn Phi viết: “Pháp lệnh của bậc minh quân nhất định phải nêu được các sự việc và dẫn chứng tiêu biểu một cách cụ thể,
tỉ mỉ, bằng mọi suy nghĩ của các cá nhân…, như vậy, vua chẳng cần bận tâm suy nghĩ, chẳng cần phải vất vả cực nhọc mà đất nước vẫn được cai quản tốt” [31, 522]. Như vậy, pháp luật đã thành văn và được công bố là để tránh sự ba phải. Phỏp luật tường tận, rừ ràng là để trỏnh mọi người lợi dụng kẽ hở của luật pháp mà làm mất đi ý nghĩa thực tế của nó. Làm được vậy, mọi người dân mới có cái để tuân theo, quan lại nắm giữ và thực thi pháp luật để ràng buộc dân chúng, việc giữ gìn trị an cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng phải thuận theo thời thế mà tùy cơ ứng biến. Hàn Phi chủ trương đối diện với hiện thực, trực tiếp trù liệu những biện pháp chính trị thích hợp với thời cuộc. Thời thế thay đổi thì vấn đề cần giải quyết cũng thay đổi, cho nên biện pháp thi hành cũng phải sửa đổi cho phù hợp thì mới có hiệu quả cao. Cho nên, ông bảo: “…thánh nhân cai trị dân thì pháp lệnh thay đổi cùng thời đại, mọi điều ngăn cấm cũng sẽ phải cải biến cùng với sự khôn ngoan, lắm mưu nhiều kế của con người…” (Thiên LIV – Tâm độ) [31, 588].
Pháp luật cũng cần phải thống nhất và ổn định. Trong thiên XV – Vọng trưng, Hàn Phi viết: “Thích dùng trí thông minh của mình để sửa đổi pháp luật, lại hay xen lẫn việc riêng vào việc công, thay đổi pháp luật hoài, lệnh bất nhất thì có thể mất nước” [21, 500]. Đương nhiên, pháp lệnh cần phải sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thời đại, đó là một nguyên tắc lớn. Nhưng khi luật pháp đã sửa đổi và ban hành thành văn bản thì không thể vô cớ mà thay đổi liên tục. Bởi vì, pháp luật là nguyên tắc chuẩn mực mà cả nước phải tuân theo, nó phải được thống nhất và ổn định. Có vậy, người dân mới hiểu pháp luật, tôn trọng thi hành mà không có nghi vấn.
Một điều đặc biệt quan trọng là pháp luật cần phải dễ hiểu, dễ thi hành.
Hàn Phi nói: “Bậc vua sáng suốt lập nên cái thưởng có thể làm được, đặt ra cái phạt có thể tránh được” (Thiên XXVII – Dụng nhân) [31, 252]. Ông chủ
trương thuận theo tính tình con người để định ra sự thưởng phạt. Thưởng phạt để động viên hoặc ngăn cấm, nhưng nó phải dễ hiểu, dễ thi hành, nếu không sẽ mất hết ý nghĩa. Pháp luật dễ hiểu, dễ thực hiện sẽ khiến cho quan hệ vua tôi hài hòa để đạt được mục đích là củng cố nền thống trị.
c. Thực thi pháp luật
Việc thực thi pháp luật chỉ có hiệu quả khi pháp luật được coi là quy tắc chuẩn mực của mọi hành động. Pháp lệnh nghiêm minh là để ngăn chặn tội lỗi và gạt bỏ tình riêng. Hình phạt nghiêm khắc là để quán triệt pháp lệnh trừng phạt kẻ dưới. Mọi chuyện ban thưởng, xử phạt đều phải tuân theo pháp lệnh. Ví như, người thợ mộc khéo léo tuy chỉ bằng mắt mình mà có thể nhìn ước lượng được chuẩn mực cho thích hợp, nhưng anh ta vẫn cứ phải lấy thước để làm chuẩn; cho nên, khi mực đã nẩy, những gì cong queo cũng phải chặt bỏ đi. Pháp luật phải là chuẩn mực của xã hội, quyết không thể vì quyền lực và trách nhiệm mà uốn cong pháp lệnh. Cho nên, theo Hàn Phi, để chỉnh đốn trật tự xã hội thì không có gì tốt bằng pháp chế (Thiên VI – Hữu độ) [21, 428].
Điều cần nhấn mạnh là tinh thần bình đẳng của pháp luật, nghĩa là ngoài vua ra, mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật. Vua chúa cũng phải có quyết tâm thi hành pháp trị, không vì tình riêng, quyền thế mà né tránh pháp luật. Ví như chuyện Kinh Trang Vương nước Sở nhắc nhở thái tử chớ coi thường pháp luật nhà nước (Thiên XXXIV – Ngoại trừ thuyết hữu thượng) [21, 576]. Trước pháp luật, người người đều bình đẳng. Tư tưởng tiến bộ này chính là tinh hoa của Pháp gia.
Pháp luật phải có tính phổ biến và tính tuyệt đối. Bởi vì, bậc thánh nhân cai quản đất nước không dám trông chờ trăm họ có thể chịu sự cảm hóa về thiện và đức của mình, mà phải bằng một hệ thống pháp luật để kiềm chế họ, khiến cho họ không dám làm điều xằng bậy; nhờ đó mà hiệu lệnh nhân dân cả
nước như một. Bậc vua chúa anh minh phải coi trọng pháp trị. Trong thiên L – Hiển học, Hàn Phi nói: “…Dù không phải dùng thưởng phạt mà có được người dân tự làm điều thiện thì bậc minh quân cũng không quý. Tại sao vậy?
Tại phép trị nước không thể mất, mà số dân cần trị không phải chỉ có một người…” [21, 386]. Việc coi trọng pháp trị là do hành động chính trị đòi hỏi phải có hiệu quả phổ biến và tất nhiên với đối tượng cai trị là toàn dân. Cảm hóa đạo đức chỉ mang tính cục bộ, ngẫu nhiên. Pháp trị tạo ra sự thống nhất giữa lời nói và hành động thông qua sự cưỡng chế. Nói như vậy không có nghĩa là Hàn Phi phủ nhận vai trò của đạo đức. Theo ông, cảm hóa đạo đức chỉ có tác dụng với thiểu số người dân lương thiện, còn đối tượng cai trị là toàn thể dân chúng (nghĩa là mọi loại người) thì cần phải chủ trương pháp trị, cưỡng chế. Đó là tính phổ biến và tuyệt đối của pháp luật trong khi thực thi nó.
Việc thực thi pháp luật phải bảo đảm tính nghiêm minh, cưỡng chế của pháp luật. Đó là lý trí pháp luật, nhấn mạnh rằng tình cảm con người không can dự vào kỷ cương, pháp luật. Công lý và tình riêng cần phải phân minh.
Như vậy, theo Hàn Phi, người làm chính trị cần phải lạnh lùng, khách quan mà lại công bằng chính trực, đặt pháp luật lên trên hết một cách có lý trí. Qua đó, ông cũng phê pháp gay gắt quan điểm “nhân trị” của Nho gia, Mặc gia,
“Nhân từ không thể dùng để trị quốc” (Thiên XLIX – Ngũ đố) [21, 396].
Hàn Phi thường nhấn mạnh một nội dung quan trọng trong thực thi pháp luật là: “thưởng hậu, phạt nặng”. Bởi vì, thưởng phạt có tác dụng mạnh mẽ đến lòng tư lợi của con người. Ban thưởng hậu hĩnh, mọi người sẽ thiết tha mong lập được công lao; hình phạt thật nặng, người dân sẽ ghê sợ mà đoạn tuyệt với những hành vi gian manh, không dám phạm lỗi. Ban thưởng hậu hĩnh cho công lao của một người sẽ khuyến khích những người khác lập công.
Hình phạt nặng đối với một kẻ phạm tội sẽ ngăn cấm được mọi người làm
chuyện xấu. “Cái gọi là hình phạt nặng để kẻ gian thấy rằng lợi ích có được do phạm tội là nhỏ bé mà hình phạt đưa tới lại vô cùng nặng nề; người ta không muốn vì cái lợi nhỏ mà phải chịu xử tội nặng nên sẽ không có những hành động gian trá” (Thiên XLVI – Lục phản) [21, 462]. Luận về thưởng phạt, Hàn Phi khẳng định chỉ có ban thưởng hậu hĩnh mới đủ khuyến thiện, chỉ có hình phạt thật nặng mới đủ diệt ác.
d. Giáo dục pháp luật
Theo Hàn Phi Tử, hiệu quả của giáo dục pháp luật lớn hơn nhiều so với giáo dục về tình yêu thương. Có lẽ vậy mà ông rất chú trọng đến việc thưởng nhiều, phạt nặng. Bởi vì, người ta thường sợ uy quyền mà phục tùng pháp lệnh. Trong thiên XLIX – Ngũ đố, Hàn Phi lập luận rằng: “…ngày nay có những đứa con không thành tài, cha mẹ giận dữ la mắng nó, nó không hối cải, các bậc cha chú khiển trách nó nó cũng chẳng động lòng, thầy giáo dạy bảo nó nó cũng chẳng chịu chuyển biến. Tình yêu tha thiết của cha mẹ, đức hạnh của các bậc cha chú, trí tuệ của thầy giáo, thiện ý ba phía tác động tới nó, rốt cuộc chẳng động được sợi lông tơ của nó. Quan lại trong châu bộ cầm quân viện dẫn pháp lệnh để truy tìm kẻ gian nó mới sợ mà sửa chữa những tính nết cũ của nó. Cho nên tình yêu của cha mẹ không đủ để dạy dỗ con cái cho tốt được, cần phải dựa vào quan phủ thi hành những hình phạt nghiêm khắc. Đó là do người dân vốn được yêu chiều thì kiêu căng buông thả, sợ uy quyền thì sẽ phục tùng” [21, 397]. Cho nên, vị vua anh minh nhất định phải thi hành hình phạt thật nặng cho người phạm tội thực bụng thấy sợ, ban thưởng thật hậu hĩnh cho người được thưởng cảm thấy được lợi. Pháp luật phải thống nhất, khụng được thay đổi để người dõn nhận thức rừ ràng, chớnh xác.
Giáo dục pháp luật không thể bằng tình thương. Việc trị quốc không thể dựa vào lòng nhân ái mà phải trừng trị đến nơi đến chốn. Ví như “lòng
thương yêu của người mẹ hiền đối với đứa con là vô bờ bến, nhưng không hoàn toàn giải quyết được vấn đề; nhưng nếu nó có hành vi gian tà bất chính thì phải cho nó học thầy để tránh khỏi phạm pháp; nếu nó bị mắc bệnh ác tính thì phải đưa nó đến thầy thuốc chữa trị để tránh cái chết” (Thiên XLVII – Bát thuyết) [31, 520]. Vậy nên, muốn thực thi pháp trị có hiệu quả thì cần phải nhấn mạnh tính lý trí và kết quả của pháp luật.
Trong việc giáo dục pháp luật, Hàn Phi chủ trương đi tìm một chế độ hoàn thiện khiến mọi người dân không thể phạm pháp, không dám phạm pháp. Đó là việc bồi dưỡng đạo đức của mọi người bằng pháp trị. Bởi vì, với bản tính tư lợi, con người thường hay thể hiện lòng tham và hành động gian trá ở những nơi kín đáo. Những chuyện gian trá đó, nếu biết chắc chắn sẽ bị phát giác thì sẽ chẳng ai dám làm. Phương pháp pháp trị ở đây là ngăn chặn lòng tham của kẻ gian bằng đội ngũ đông đảo quan lại cảnh giới. Hơn nữa, thực hiện pháp lệnh thật nghiêm ngặt, khiến người dân không thể nào phạm pháp, một khi đã phạm pháp thì xử tội thật nặng. Như vậy, hiệu quả của pháp trị sẽ thiết thực hơn nhiều là việc trông chờ mọi người dân tự kiềm chế lòng tham của mình. Ví như “người mẹ dạy con với lòng nhân ái thì phần đông con cái lại không nên người; người cha chẳng có biểu hiện tình yêu gì nhiều, chỉ dạy con bằng roi vọt mà phần đông con cái lại nên người. Đó là do có sự quản lý và giáo dục nghiêm khắc cả” (Thiên XLVI – Lục phản) [21, 461].
Đứng trên lập trường của phái Pháp gia, việc tôn trọng pháp luật chính là biểu hiện hành vi đạo đức xã hội.