Lý luận về Thuật

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 43)

1.2. Những tư tưởng cơ bản trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử

1.2.3. Lý luận về Thuật

a. Tính chất đặc biệt của Thuật

Khác với các Pháp gia thời trước, Thương Ưởng coi trọng “pháp”, Thân Bất Hại coi trọng “thuật”, Hàn Phi nhận thấy rằng vua chúa cai trị đất nước phải biết kết hợp vận dụng “pháp” với “thuật”. Một mặt, pháp luật được công bố rộng khắp cho mọi người đều biết, vua giao trách nhiệm và yêu cầu bề tôi phải làm tốt việc tôn trọng, giữ gìn pháp luật. Mặt khác, vua phải có sự mưu trí, linh hoạt, thích ứng với mọi hoàn cảnh để có thể tự mình cai quản quần thần. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau thì vua mới đạt được mong muốn là sự trị an phú cường.

Hàn Phi Tử rất coi trọng việc dùng “thuật”. “Thuật” ở đây không phải là

“kỹ thuật” trong cụm từ “khoa học, kỹ thuật” ngày nay; “thuật” của Hàn Phi là “kỹ thuật, nghệ thuật dùng người”, cụ thể là phương thức, cách thức quản lý đội ngũ quan lại của nhà vua. Theo ông, giữa vua và bề tôi ai cũng có tính toán cho riêng mình, cho nên vua nhất thiết phải dùng tới “thuật” mới có thể ngăn ngừa dân chúng và bề tôi mưu lợi riêng, làm rối loạn kỷ cương.

Trị nước phải có “thuật”. Trong thiên XXXV – Ngoại trừ thuyết hữu hạ, Hàn Phi lập luận rằng: “…đất nước cũng như con ngựa của vua vậy, không có nghệ thuật để cai quản đất nước thì bản thân tuy cực khổ vất vả mà vẫn khó tránh khỏi sự hỗn loạn; bậc vua chúa có phương thuật cũng giống như người giỏi đánh xe, có thể cai quản tốt đất nước một cách nhẹ nhàng, thoải mái;

bản thân mình an nhàn mà có thể đạt được vị thế của bậc đế vương” [21, 584].

“Thuật” là pháp thuật của vua dùng để đôn đốc, cai quản quần thần một cách bí mật, cho nên nó càng kín đáo bất ngờ càng tốt. Theo Hàn Phi, thưởng phạt đã công minh chính trực như ban ngày thì dân chúng không còn đằng nào mà bài bác phê bình nữa. Dụng thuật mà bí mật bất ngờ như quỷ thần thì bề tôi không còn cách gì theo đó mà đầu cơ trục lợi nữa (Thiên XLVIII – Bát

kinh) [31, 524]. Nhờ “thuật”, pháp lệnh được thực hiện thông suốt, không gặp trở ngại. Nhờ “thuật”, uy quyền và địa vị của vua được củng cố. Muốn vậy, sự vận dụng “thuật” phải dựa trên nguyên tắc công bằng, xác thực. Nghe ngóng dư luận, không theo tình cảm riêng tư, tham khảo những ý kiến và chứng cứ khách quan từ nhiều phía, đó đều là những biện pháp rất quan trọng của vua đề thẩm tra, sắp xếp quan lại, bề tôi.

b. “Vô vi” là nguyên tắc chung của cách dùng thuật

Vận dụng phương thuật cố nhiên là phải bí mật bất ngờ nhưng cũng có những nguyên tắc cơ bản. “Vô vi” theo Hàn Phi Tử là một thứ phương thuật được chuyển hóa từ tư tưởng Đạo gia. Pháp là quy tắc cho toàn dân thi hành, dùng thuật cũng phải giữ gìn tôn trọng pháp luật. Có như vậy mới có sự phục tùng. Vua đặt ra pháp chế, đôn đốc các quan cai trị dân chúng, đòi hỏi bề tôi phải đạt được hiệu quả chắc chắn. Đó là quan điểm “vô vi” của Hàn Phi Tử, nó hoàn toàn khác với sự hư không tĩnh lặng, không làm nên trò trống gì trong “vô vi” của Lão Tử. Tuân thủ pháp luật thì trách nhiệm mới hoàn thành,

“bậc vua chúa chính là những người giữ yên pháp chế, xem xét bề tôi có làm được việc hay không; cho nên bậc vua chúa anh minh chỉ cần cai quản các quan lại cho tốt, không cần phải hao phí tinh thần sức lực để cai trị dân chúng” (Thiên XXXV – Ngoại trừ thuyết hữu hạ) [31, 394]. Đó là sự vận dụng cao nhất của “thuật”.

Theo “vô vi”, quyền uy của vua không cần phải thể hiện ra ngoài. Mọi việc được chia cho văn vừ bỏ quan, quyền bớnh chủ yếu, quan trọng được đặt trong tay vua. Thỏnh nhõn nắm được quyền bớnh chủ yếu, văn vừ bỏ quan từ bốn phương sẽ lui tới, đem sức lực ra phục vụ. Vua chỉ cần đối xử với họ một cỏch bỡnh thản, họ sẽ tự thể hiện tài năng của mỡnh. Văn vừ bỏ quan khắp nơi tự giữ được cương vị của mình rồi thì vua sẽ có thể quan sát được mọi hoạt động của họ bằng sự bình thản tĩnh lặng. Quần thần quanh vua đã được sắp

đặt đâu vào đấy thì vua cứ việc mở rộng cửa để đón những chính kiến và chính tích. Vua tôi đều ở vào vị trí thích hợp nên trên dưới yên ổn, có thể chẳng cần phải làm gì cả. Điều đó cũng giống như cứ để cho gà gáy báo trời, bắt mèo săn chuột; khi quần thần đều trổ hết tài năng của mình thì vua ở trên ngai vàng có thể yên vị vô sự. Vua mà kiêu ngạo khoa trương, thích khoe khoang tài năng của mỡnh thỡ văn vừ bỏ quan sẽ dựa vào đú để nịnh hút, lấy lòng mà dối gạt vua, trật tự vua tôi sẽ rối loạn, đất nước sẽ không thể cai quản nổi (Thiên VIII – Dương quyền) [31, 71]. Nắm được quyền bính chủ yếu, thủ tĩnh “vô vi”, bậc minh quân sẽ khiến bề tôi phải trổ hết tài năng mà mình thì không phải làm gì vất vả.

Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của “vô vi” trị theo Hàn Phi là phải dựa vào pháp luật. Bởi vì, “vua không thể đủ thời gian để đôn đốc tất cả bề tôi làm việc; cũng không thể dựa vào cảm giác và lý trí của mình để cai trị các quan. Vua phải dựa vào thưởng phạt để thẩm định việc thưởng phạt” (Thiên VI – Hữu độ) [31, 60]. Pháp luật tuy giản lược mà mọi người đều không dám xúc phạm. Đó là do vua nắm được quyền thế, hiểu được hành pháp, dụng thuật. Đây cũng giống như nguyên tắc phân quyền, phân cấp quản lý trong khoa học quản lý hiện đại.

“Vô vi” của vua cũng có ý nghĩa là tập hợp tài trí của muôn người tạo nên thành quả chung. Sức mạnh của một người không thể thắng sức mạnh của muôn người, trí khôn của một người không thể hiểu hết được mọi vật.

Sức mạnh và trí óc của vua không thể bằng sức mạnh và trí óc của tất cả mọi người trong nước. Cho nên bậc minh quân cai quản đất nước, trước khi quyết định công việc thường trưng cầu ý kiến, tập trung trí tuệ và sức mạnh của mọi người dân; nhờ vậy mà gặt hái những thành quả tốt đẹp.

Cũng chỉ có “vô vi”, vua mới có thể thăm dò, đánh giá được bề tôi. Do lợi ích của vua và bề tôi không giống nhau, bề tôi thường nhòm ngó ý vua,

tìm cách làm vừa lòng vua để mưu lợi riêng, thậm chí khi cần có thể dối gạt, phản bội vua; từ đó làm ảnh hưởng đế sự cường thịnh của quốc gia. Bởi vậy, Hàn Phi Tử chủ trương vua “chỉ có để yên không làm gì cả mới có thể suy đoán được tình hình thực tế của bề tôi” (Thiên XXXIV – Ngoại trừ thuyết hữu thượng) [31, 366]. Vua không làm việc gì sơ xuất, không tùy tiện biểu lộ sự yêu ghét, thì bề tôi sẽ không nhòm ngó được, sẽ an phận thủ thường, tôn trọng và thi hành pháp luật. Đó mới gọi là “hư tĩnh vô vi”.

c. Thực phải phù hợp với danh

Hàn Phi Tử rất coi trọng việc vận dụng thuật “hình – danh”. Vua đôn đốc nhắc nhở quần thần, đánh giá thành tích của họ dựa trên cơ sở lời nói phải đi đôi với việc làm, thực chất phải phù hợp với danh nghĩa; tuân theo pháp luật, định được công tội thì quyết định được việc thưởng phạt. Đó là những phép tắc được sử dụng công khai, được phát huy từ tài trí của vua. Nó làm cho cái “thuật” vừa bí mật, vừa công bằng xác đáng trong từng công việc của vua.

Theo Hàn Phi, “Đạo” là bản thể của muôn loài, là chuẩn tắc của điều phải, điều trái. Cho nên, bậc minh quân nắm lấy bản thể của muôn loài thì sẽ biết rừ căn nguyờn của sự vật; nắm được chuẩn tắc của điều phải điều trỏi thỡ sẽ biết được đầu mối của cái tốt cái xấu; do đó, cứ chờ đợi một cách khiêm tốn và yờn lặng để cho danh nghĩa tự nú tỏ rừ, để cho sự việc tự nú xỏc định.

Khiêm tốn sẽ biết được tình hình đích thực của sự vật, yên lặng sẽ biết được tính chính xác của hành động. Ai có đề xuất gì thì phải chứng tỏ sự phù hợp với thực tiễn; ai đảm nhận công việc gì thì phải tự giải quyết công việc cho phù hợp với chủ trương của họ. Việc làm và lời nói phải được thống nhất với nhau. Bởi vậy, vua cú thể yờn lặng mà lời núi và cụng việc của bề tụi tự tỏ rừ tính chân thực của nó.

Nếu vua chúa không thẩm tra xem xét sự việc kỹ lưỡng, những bậc hiền sĩ, những người có tài thực thi pháp thuật sẽ bị hại, tổn hao nhân tài của đất nước. Theo Hàn Phi, bậc vua chúa với những người có sách lược sử dụng pháp luật sáng suốt, không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng mà đã ra lệnh giết chết; đối với bọn người bợ đỡ được các quan lại triều thần tiến cử không đợi đến lúc có công đã ban cho tước lộc. Như vậy thử hỏi những người có sách lược trị nước sáng suốt có dám đương đầu với mối nguy hiểm để đề xuất ý kiến của họ hay không? Bọn bề tôi gian tà có chịu tự rút lui để từ bỏ lợi ích của họ hay không? Chính vì vậy mà uy quyền của nhà vua ngày càng bị thu hẹp, thế lực riêng của bọn quyền quý thì ngày càng được lớn mạnh (Thiên XI – Cô phẫn) [21, 645].

Để giúp vua khống chế được bề tôi, Hàn Phi chủ trương vua phải sử dụng thuật "Tham ngũ". Tham ngũ tức là đạo lý của vua về cách thức quan sát bề tôi một cách tỉnh táo và tỉ mỉ. Khi khảo sát tỉ mỉ bằng nhiều phương diện, vua sẽ phát hiện người hiền tài trong đám bề tôi; cho đám bề tôi khảo sát lẫn nhau thì có thể phát hiện ra cái thật, cái giả và những điều sai sót trong đám bề tôi. Muốn vậy, theo Hàn Phi, vua phải có cách trừng trị thích đáng và cụ thể đối với bọn người kết bè kéo cánh làm lợi cho riêng mình và khen thưởng những người biết tuân theo pháp luật, trừng phạt những ai biết kẻ gian mà không tố cáo, coi tội đó bằng với tội của kẻ gian. Còn đối với lời nói của kẻ khác, phải phối hợp các sự việc rồi đem đối chiếu với các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa sau đó thẩm định lại những điều kiện trên, nếu thấy phù hợp thì mới kết luận đó là kẻ ác hay người hiền tài. Vua cần phải lắng nghe ý kiến của nhiều người để hiểu rừ thực chất tỡnh hỡnh. Vua phải ỏp dụng nhiều thái độ cư xử khác nhau, thay đổi sự ban phát ân trạch để khảo sỏt thỏi độ trung hay gian của bề tụi. Vua ban bố rừ cỏc phỏp lệnh để làm cho bề tụi trỏnh được tội lỗi. Vua lập ra chế độ kiểm tra để theo dừi cỏc quan cú

hành vi độc đoán chuyên quyền (Thiên XLVIII - Bát kinh) [31, 531]. Như vậy, thuật "Tham ngũ" mà Hàn Phi đề ra đảm bảo cho việc thi hành pháp luật có đầy đủ tính khách quan. Việc sử dụng thuật "Tham ngũ" đòi hỏi vua chúa phải có nhiều kỹ xảo và mưu kế rất đặc biệt.

d. Phương pháp nghe và quan sát (kiểm chứng)

Vua chúa là người thống lĩnh chế ngự quần thần. Bản thân vua chúa là người quyền cao chức trọng nên bề tôi không tránh khỏi tâm lý nịnh bợ, cho nên họ thường nói những lời giả dối, không thực. Khi nghe bề tôi trình bày, vua cần phải để tâm cẩn thận, nếu không rất dễ bị bề tôi bưng bít. Bởi vậy, Hàn Phi Tử đặc biệt quan tâm tới phương pháp nghe của vua, ông gọi đó là

"Thính ngôn chi phương thuật". Nghĩa là, khi nghe bề tôi trình bày, vua phải trầm mặc, không cử động, không cắt ngang lời người nói; sau đó, vua dùng phương pháp kiểm chứng để xem xét lời nói đó có đúng với thực tế hay không; nhờ đó, vua phát hiện ra những người hiền tài, giúp vua trị vì đất nước.

Điều căn bản của "Thính ngôn chi phương thuật" là sự kết hợp chặt chẽ giữa yên lặng lắng nghe và kiểm chứng lời nói. Vua căn cứ vào lời nói của bề tôi và từ đó yêu cầu lời nói và việc làm trong thực tế của họ phải phù hợp với nhau. Vua phải thẩm tra khảo sát danh phận rồi mới quyết định chức vị, dựa trên danh phận mà phân công việc.

Việc kiểm chứng, khảo sát thực tế phải được thực hiện từ nhiều phương diện, sau đó, vua phải tổng hợp các kết quả quan sát và tỉnh táo phán đoán.

Khi nghe bề tôi nói, nếu vua không có sự kiểm chứng lại từ nhiều phương diện, thì sẽ không có căn cứ để khiển trách bề tôi; không xem xét lời nói của bề tôi có phù hợp với thực tế hay không thì bề tôi sẽ dùng tà thuật để chống đối, bưng bít vua. Nói về ngôn ngữ, Hàn Phi đã chỉ ra rằng, "thông thường điều gì mà nhiều người cùng nói một lúc thì đáng tin cậy. Cùng một sự việc

không chân thực, nếu như chỉ mười người nói thì còn nghi ngờ, nhưng nếu như một trăm người cùng nói thì ai cũng tin; từ đó khiến cho cả ngàn người bị mê hoặc theo. Một người nói ấp úng thì lời nói dễ bị nghi kỵ; nhưng một ngàn người biết ăn nói lưu loát sẽ làm cho người khác tin tưởng. Bởi vậy bọn gian thần muốn che giấu vua thường dựa vào sự hỗ trợ của bè đảng, mượn lời nói của họ để chiếm lấy lòng tin của vua, dùng mọi việc dường như tốt đẹp để che đậy mưu kế của họ" (Thiên XLVIII - Bát kinh) [21, 443]. Do đó, khi nghe bề tôi nói, vua phải khảo chứng nhiều mặt trong thực tế mới có thể nhận biết được chân tướng sự thật; từ đó phá bỏ những mưu kế của bọn gian thần cấu kết bè đảng. Bản tính con người vốn tư lợi, cho nên theo Hàn Phi, vua phải "chiếu theo pháp luật để trị vì, phải biết tổng hợp quan sát từ nhiều phương diện, rồi thẩm tra lại cho kỹ càng. Mỗi loại khen thưởng phải phù hợp với công lao. Kẻ nào mắc tội thì phải trừng trị theo pháp luật, nhất quyết không miễn trừ một ai. Có như vậy thì các hành vi gian tà phạm pháp mới không còn chỗ tồn tại" (Thiên XVII - Bị nội) [21, 469].

e. Thuật dùng người

Từ cổ chí kim, những lãnh tụ anh minh, không ai là không quan tâm tới cách dùng người. Hàn Phi Tử chủ trương vua quản lý tốt đám quan lại, rồi số quan lại này sẽ điều khiển dân chúng. Vua phải làm theo đúng pháp luật, đốc thúc các quan phải đạt được hiệu quả tương ứng với chức vụ. Vua phải dựa vào uy thế để có được phương thức quản lý làm cho đội ngũ quan lại được hoàn thiện. Đó là thuật chọn quan lại.

Theo Hàn Phi, bổ nhiệm người đảm nhận công việc là then chốt của sự tồn vong đối với quốc gia. Không có phương thức tốt để bổ nhiệm bề tôi thì nhất định sẽ bị thất bại. Những người được vua bổ nhiệm phải là những người có tài đức. Nếu đã bổ nhiệm thì họ phải có quyền quyết đoán công việc. Cho nên, nếu không có phương pháp đúng đắn để bổ nhiệm bề tôi, công việc cai

trị đất nước sẽ bị hỗn loạn. Phương thuật dùng người của Hàn Phi là "ông vua sáng suốt phải để cho người thấp kém có quyền phê phán bậc tôn quý.

Thượng cấp có tội mà cấp dưới không tố cáo thì sẽ bị liên lụy, sẽ cùng chung tội hình với thượng cấp. Vua phải dựa vào công lao để khen thưởng, phải thử tài mới giao chức, phải điều tra nguyên nhân của mọi việc. Có như vậy, người ngu dốt mới không thể đảm đương chức vụ, người tài trí thì không dám dối gạt vua; chính sự nhờ thế mà ổn định" (Thiên XLVII - Bát thuyết) [21, 493].

Vua chúa phải tự mình nắm quyền phế lập quan lại, phải dựa vào tài năng mà bổ nhiệm quan lại. Bậc minh quân lập ra bổng lộc quan chức là để sử dụng người hiền tài, khen thưởng người có công. Vậy nên, muốn bổ nhiệm một người hiền tài làm quan, vua phải đoán định được năng lực của người ấy, ban thưởng bổng lộc cho bề tôi phải xứng đáng, phù hợp với công lao của họ.

"…Việc phong tước không dựa vào luật pháp, không xét công lao, mà chỉ dựa vào sự tâu bẩm, tiến cử, xin xỏ của đám chư hầu quyền thế,... đó chính là cách thức làm cho đất nước sớm bị tiêu vong" (Thiên IX - Bát gian) [31, 80].

Thuật dùng người đòi hỏi vua chúa phải "chuyên nhiệm phân chức", nghĩa là mỗi bề tụi đảm nhận một chức trỏch rừ ràng. Chức vụ phải phự hợp với tài năng, với một quyền hạn nhất định. Trong thiên XXVII - Dụng nhân, Hàn Phi lập luận rằng, khi gánh vác một chức trách thì người đó phải tuân theo pháp luật mà làm việc hết mình. Khi bề tôi nhận chức vụ phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng, không đưa đẩy bê trễ [31, 251]. Một người không được kiêm nhiệm nhiều chức vụ, đảm nhận nhiều công việc. Nhờ vậy, vua dễ dàng giám sát bề tôi, bề tôi thì không dám đùn đẩy công việc và trách nhiệm. Mọi người ai cũng hết lòng lo hoàn thành công việc của mình. Đó chính là cơ sở chính trị tốt đẹp nhất của một nước.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)