CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIÁ TRỊ TRONG THUYẾT PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
2.2. Một số khuyến nghị mang tính định hướng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay
2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trên cả ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức trên cơ sở nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Sự thống nhất về quyền lực nhà nước ở đây cần được hiểu một cách đúng đắn là hoạt động quản lý nhà nước, thực thi quyền lực nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của quần chúng nhân dân. Chứ không phải là sự thống nhất, liên kết, phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Có như vậy, pháp luật mới đảm bảo được tính khách quan, công minh, bình đẳng trong quá trình vận động của nó (ban hành pháp luật – lập pháp, thực thi pháp luật – hành pháp và kiểm tra việc thực thi pháp luật – tư pháp).
Hiến phỏp năm 1992 đó xỏc định rừ: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện chức năng hành pháp; Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, thực hiện chức năng tư pháp [38, 42].
Vấn đề cơ bản được đặt ra trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là ở chỗ các cơ quan nhà nước này phải được tổ chức và hoạt động như thế nào để thực hiện tốt thẩm quyền và nhiệm vụ Hiến định.
a. Về hoạt động lập pháp
Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp nghĩa là Quốc hội phải thực hiện và quán xuyến toàn bộ các giai đoạn của quá trình xây dựng pháp luật. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng pháp luật mà nội dung trọng tâm là hoạt động làm luật của Quốc hội. Hoạt động làm luật của Quốc hội sẽ đạt hiệu quả cao khi tuân thủ những nguyên tắc sau
Một là, những đạo luật mà Quốc hội ban hành phải rừ ràng, minh bạch, dễ hiểu. Theo Hàn Phi, khi phỏp luật rừ ràng, dễ hiểu, việc thực thi phỏp luật sẽ thuận lợi, và mọi người dân cũng dễ tiếp cận với luật pháp. Thực tế hiện nay, quá trình xây dựng pháp luật của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay cũng như việc ban hành các văn bản dưới luật của các cơ quan nhà nước là một vấn đề rất nan giải. Việc ban hành những văn bản phỏp luật khụng rừ ràng đó dẫn tới phải ban hành tiếp theo những văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện.
Điều này làm cho những quy định pháp luật bị chồng chéo, rất khó thực thi các điều luật cho đúng với tinh thần luật pháp. Người dân càng không nắm bắt được nội dung các điều luật mới ban hành.
Hai là, những đạo luật mà Quốc hội ban hành phải phù hợp với hoàn cảnh xã hội, thống nhất và ổn định, ít biến đổi. Đây cũng là một giá trị trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, đất nước đổi mới thì những điều luật cũng phải thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như xóa bỏ cơ chế kinh tế bao cấp, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, những điều luật cấm sở hữu tư nhân phải được thay đổi bằng những điều luật kích thích các thành phần kinh tế phát triển, kể cả thành phần kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, pháp luật phải thống nhất mới không tạo ra sự chồng chéo giữa các điều luật, giữa
các hoạt động thực thi pháp luật. Pháp luật ổn định sẽ không tạo ra những xáo trộn, bất ổn trong xã hội; bởi vì pháp luật là tiêu chuẩn cao nhất của xã hội.
Bên cạnh việc đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, chúng ta cũng cần phải chú ý tới việc tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội. Hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN, để đảm bảo quyền làm chủ đất nước của nhân dân, Quốc hội (cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra) không chỉ có quyền lập pháp mà còn phải thực hiện tốt quyền giám sát tối cao việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước khác, mà trước hết là Chính phủ; cũng như việc chấp hành pháp luật của mọi công dân.
b. Về hoạt động hành pháp
Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN trong lĩnh vực hành pháp chính là thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước. Quá trình này phải được tiến hành đồng bộ trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.
Những nội dung cơ bản cần thực hiện là:
Thứ nhất, trong bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN, vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ quan đứng đầu nền hành chính quốc gia ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Một nền hành chính mạnh phải được bắt đầu từ một Chính phủ mạnh. Quyền hành pháp phải được tập trung và thống nhất vào Chính phủ. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc thực thi quyền hành pháp.
Thứ hai, Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước thống nhất quản lý xã hội bằng pháp luật. Thực hiện phân định thẩm quyền và trách nhiệm một cỏch rừ ràng giữa cỏc cấp chớnh quyền. Cần hạn chế và đẩy lựi tỡnh trạng nộ tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các chủ thể cầm quyền dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tập trung sức kiện toàn cấp chính quyền cơ sở.
Thứ ba, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thể chế, tăng cường thẩm quyền cho các cơ quan thanh tra trong việc xử lý các vi phạm pháp luật, đẩy mạnh công tác thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới, đẩy mạnh tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ mỗi cơ quan.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có phẩm chất và năng lực. Cán bộ, công chức hành chính phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện. Nghiên cứu, bổ sung chế độ tuyển chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức hành chính cho phù hợp với thực tiễn quản lý theo các nguyên tắc khoa học, cụng bằng, rừ ràng và minh bach..
Như vậy, một Chính phủ mạnh phải biết đặt tổ chức và hoạt động của mình trong mối liên hệ nhịp nhàng với các thiết chế quyền lực khác, biết hành động đúng trong phạm vi thẩm quyền của mình, không lấn sân, không can thiệp gây phương hại đến thẩm quyền và hoạt động của các thiết chế quyền lực khác. Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, sự đổi mới toàn diện của Chính phủ là một động lực quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
c. Về hoạt động tư pháp
Quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực quan trọng. Việc thực thi quyền lực này ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và những giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc thực thi quyền tư pháp là thẩm quyền và nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan tư pháp. Vị trí, vai trò của từng cơ quan này trong cơ chế mới cần được xỏc định rừ ràng trờn cả phương diện phỏp luật lẫn những mối liên hệ thực tế. Hướng tới Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới hoạt động tư pháp phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, công tác tố tụng, xét xử phải tuân thủ trình tự pháp luật, tôn trọng pháp luật. Bởi vì, pháp luật là tối thượng trong xã hội pháp quyền, là chuẩn mực cho mọi hành động. Các tổ chức, cá nhân thực thi pháp luật càng
phải gương mẫu thực hành pháp luật trước dân, tránh tình trạng nể nang lẫn nhau mà bỏ qua hoặc xử nhẹ người của mình.
Thứ hai, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình xử án, xử lý những vi phạm pháp luật. Phải luật công khai, minh bạch sẽ thể hiện được sức mạnh cưỡng chế, giáo dục của nó. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, thực thi pháp luật công khai là cơ sở vững chắc để phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN.
Thứ ba, đảm bảo tính công bằng trong quá trình thực thi pháp luật. Mọi người đều bỡnh đẳng trước phỏp luật. Cụng và tư phải cú sự phõn biệt rừ ràng.
Nghĩa là, công tác tổ chức xử án, thi hành án, kiểm tra việc thi hành án,…
phải tránh sự can thiệp, tham gia của các cá nhân, tổ chức dù dựa trên danh nghĩa là người lãnh đạo hoặc là cấp trên; dẫn đến xử lý sai lệch, bất công, dẫn đến oan sai, thua thiệt cho người dân. Điều này theo Hàn Phi là thực thi pháp luật phải công minh, “pháp bất vị thân”.
Sự ổn định chính trị, ổn định trật tự xã hội đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải cương quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tạo ra một trật tự pháp luật, hình thành một môi trường sống có kỷ cương, lành mạnh và an toàn đối với mỗi người dân và đối với đời sống của toàn thể cộng đồng.
2.2.3. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ trong hệ thống chính trị theo đúng