Vài nét về những ảnh hưởng của thuyết Pháp trị đối với xã hội Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)

e. Thuật dùng ngườ

2.1.1.Vài nét về những ảnh hưởng của thuyết Pháp trị đối với xã hội Trung Quốc

2.1.1. Vài nét về những ảnh hưởng của thuyết Pháp trị đối với xã hội Trung Quốc Trung Quốc

Phù hợp với nhu cầu hoàn cảnh xã hội đương thời, lý tưởng chính trị đế vương của Hàn Phi đã trực tiếp thúc đẩy sự tan rã của chế độ phong kiến quý

tộc cát cứ, thay vào đó là chế độ phong kiến quân chủ trung ương tập quyền, đưa lịch sử Trung Quốc tiến lên cục diện mới.

Năm 221 tr.CN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, các mưu lược thực thi chính trị của ông tuy không hoàn toàn phù hợp với ý tưởng của Hàn Phi Tử, nhưng suy đến cùng cũng là sự vận dụng học thuyết của Hàn Phi Tử một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quên rằng, những mặt hạn chế trong tư tưởng Pháp gia đã góp phần làm cho nhà Tần sụp đổ sau mười mấy năm thống nhất đất nước.

Sau khi nhà Tần sụp đổ vì chế độ chính trị quân chủ bạo tàn, các nền chính trị của Trung Quốc sau đó luôn có sự kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị, mặc dù mặc dù có lúc thiên về cực này, lúc khác lại thiên về cực kia.

Thuật hình danh của Pháp gia cũng được hòa hợp với tư tưởng Hoàng Lão của hai vị hoàng đế Văn, Cảnh đầu nhà Hán. Hán Vũ Đế tuy là người bãi truất bách gia, độc tôn Nho học, nhưng trong thực tế, việc thi hành, cai trị lại là một chính sách hỗn tạp giữa Nho, Đạo và Pháp gia.

Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có những khiếm khuyết để các học giả qua các thời đại phê phán, chỉ trích là do thuyết Pháp trị của ông luôn là hệ tư tưởng chính trị của các chế độ cực quyền, cai trị có hiệu quả nhưng lại mất lòng dân vì hình pháp hà khắc, bạo lực lan tràn. Nền thống trị của các bậc vua chúa Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm qua đã chứng minh tư tưởng của Hàn Phi không thể phai mờ. Cứ mỗi khi đất nước lâm vào tình trạng nhiễu nhương, bất ổn, thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử lại trở thành một phương thuốc hữu hiệu nhất đem lại độc lập, tự cường và trật tự, kỷ cương xã hội.

Thời Tam Quốc, Khổng Minh cai quản đất Thục đối xử với dân chúng cởi mở, chân thành vô tư, ngay thẳng trong sáng. Ông chính là nhà chính trị theo tư tưởng Hàn Phi. Khổng Minh đã tự tay chép lại những lời dạy của Thân Bất Hại và Hàn Phi Tử để khuyên nhủ Hậu chủ tham khảo mà vận dụng.

Đó cũng là mong muốn lấy quyền lược trí mưu để bổ sung cho sự không đầy đủ của “nhân, thứ, khoan, hậu” (nhân ái, tha thứ, rộng lượng, độ lượng). Hai nước Ngụy, Thục đều coi trọng “thuật” của hai ông Thân Bất hại và Hàn Phi Tử.

Vương An Thạch đời Tống và Tương Cư Chính đời Minh, “vị cư tể phụ, thức ý cánh tân, lực mưu phú cường”, cũng thường xuyên tham khảo và cân nhắc học thuyết của Hàn Phi.

Từ đời Đường tới đời Minh, người ta chú ý nhiều tới ngôn từ hoa mỹ, lời văn trau chuốt trong các tác phẩm của Hàn Phi, lấy đó làm khuôn mẫu cho các bài văn.

Tới đời Thanh, việc nghiên cứu, khảo cứu cổ học hết sức thịnh hành. Các học giả nghiên cứu về Hàn Phi ngày càng tăng, họ đều có dẫn chứng phong phú, nhưng ít người tìm hiểu được ý nghĩa sâu xa trong cách lập ngôn của Hàn Phi.

Nhìn chung, từ nhà Hán trở đi, mặc dù Nho giáo đã trở thành quốc giáo, nhưng không một triều đại phong kiến Trung Quốc nào dám bỏ qua tư tưởng Pháp trị. Nhìn chung, họ đều phải dùng một phương thức cai trị kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị, thường gọi là “ngoại Nho, nội Pháp”, “dương Nho, âm Pháp”.

Có thể nói rằng, di sản tư tưởng của Hàn Phi là một trong những yếu tố tích cực tạo nên truyền thống văn hóa và lối sống tôn trọng pháp luật, tôn trọng trật tự, kỷ cương của xã hội Trung Quốc hiện đại. Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc vẫn là một quốc gia điển hình cho việc thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, luôn nhấn mạnh tính nghiêm minh của luật pháp. Cụ thể là, rất nhiều cán bộ lãnh đạo, quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước khi bị phát hiện phạm tội, chủ yếu là tội tham nhũng, đều bị xử lý nghiêm minh, kể cả án chung thân và tử hình.

Như vậy, sự phát triển của xã hội Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử đã minh chứng cho những giá trị nhất định trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử.

Thứ nhất, pháp luật có vị trí tối thượng trong xã hội, thực hiện quản lý xã

hội bằng pháp luật. Xã hội chỉ có thể ổn định khi pháp luật nghiêm minh, mọi người dân, mọi tổ chức xã hội đều tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, việc xây dựng và ban hành pháp luật phải tuân thủ những

nguyên tắc: Pháp luật phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thi hành; pháp luật phải thống nhất, ổn định và phù hợp với hoàn cảnh xã hội; pháp luật phải được giáo dục và phổ biến cho mọi người dân.

Thứ ba, việc thực thi pháp luật cũng phải bảo đảm tính công minh, bình

đẳng, “pháp bất vị thân”. Thực thi pháp luật đòi hỏi phải nghiêm minh, “thưởng hậu, phạt nặng”.

Thứ tư, Hàn Phi cũng quan tâm tới đội ngũ quan lại, những người trực

tiếp thi hành pháp luật. Theo ông, quan lại cũng phải tôn trọng pháp luật, giữ gìn pháp luật. Đánh giá năng lực quan lại thông qua kết quả công việc, “danh

phải phù hợp với thực”. Tuyển chọn, bổ nhiệm quan lại trên cơ sở khảo sát

nhiều mặt, kiểm chứng lời nói và hành động. Sử dụng, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại trên cơ sở pháp luật, thực hiện “thưởng hậu, phạt nặng”, không chủ trương kiêm chức, chống tình trạng lạm quyền, vượt quyền,…

Những giá trị trong thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử có ý nghĩa nhất định đối với quá trình đổi mới Nhà nước Việt Nam theo hướng pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, mặc dù là một nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, song Việt Nam vẫn có một bờ cõi riêng với một nền văn hóa và lịch sử riêng. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay yêu cầu phải có sự kế thừa những tinh hoa trong văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc. Trong đó, vấn đề cấp bách là làm sao để phát huy những mặt mạnh

của nền pháp trị nước nhà trong lịch sử, khắc phục những tập tục lạc hậu, cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại. Trước hết, chúng ta cần phải trở lại với lịch sử pháp trị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay (Trang 43)