con em họ ở nhà vốn rất ngoan, thường ngày chưa có biểu hiện gì bất thường, tại sao bây giờ lại như thế. Các bậc phụ huynh thường ít khi chủ động đến liên hệ với nhà trường trong việc tìm hiểu về kết quả giáo dục của con cái, thường chỉ khi xảy ra sự vụ thì phụ huynh mới đến gặp nhà trường để giải quyết. Có vụ học sinh đánh nhau, phụ huynh cho rằng lỗi hoàn toàn do nhà trường đã giáo dục học sinh của mình chưa đến nơi đến chốn. Một số phụ huynh đề nghị nhà trường chủ yếu tập trung cho học tập văn hoá, cắt bớt một số hoạt động giáo dục khác vì cho rằng học văn hoá mới là quan trọng. Đây cũng là một khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức vì nếu các bậc phụ huynh không quan tâm, không cộng tác chặt chẽ với nhà trường thì công tác giáo dục khó mà hoàn thành tốt được.
- Chưa huy động được nhiều lực lượng xã hội vào cuộc cùng nhà trường. trường.
Để các lực lượng xã hội tham gia có hiệu quả vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải gắn được các hoạt động giáo dục của nhà trường với môi trường kinh tế xã hội của địa phương. Sự tham gia của các lực lượng xã hội có thể rất phong phú, đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau, thông qua nhiều tổ chức đoàn thể khác nhau như công an, phụ nữ, Đoàn TN, hội nông dân, hội cựu chiến binh,...ở địa phương. Tuy nhiên sự huy động này của nhà trường trong những năm qua còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu liên hệ với lực lượng công an, chính quyền địa phương để giải quyết các vụ đánh nhau, gây mất trật tự công cộng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn,...
Xã hội là môi trường rộng lớn mà học sinh được tiếp xúc, cọ xát hàng ngày, chiếm thời lượng khá lớn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em. Nếu các em được sự quản lý, giáo dục ở khắp mọi nơi, được
mọi lực lượng xã hội quan tâm uốn nắn kịp thời các hành vi sai trái, lệch chuẩn thì chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ rất lớn. Trong những năm qua, công tác xã hội hóa của trường chủ yếu tập trung vào việc huy động các nguồn lực về kinh tế mà còn coi nhẹ việc huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác quản lý giáo dục học sinh. Chúng ta thường quan niệm rằng, xã hội hoá giáo dục đồng nghĩa với việc huy động đóng góp của phụ huynh, của xã hội về mặt kinh tế mà quên đi vai trò rất to lớn, rất có hiệu quả về sự tham gia của các lực lượng xã hội trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục đạo đức. Trong nhà trường, ở gia đình, ngoài xã hội ở đâu học sinh cũng được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt thì chắc chắn công tác giáo dục của nhà trường sẽ đạt được kết quả tốt đẹp hơn.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Cẩm Lý. đạo đức ở trường THPT Cẩm Lý.
Những tồn tại yếu kém trong công tác giáo dục đạo đức của trường THPT Cẩm Lý có nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, sau đây là một vài nguyên nhân cơ bản.
Nhóm những nguyên nhân chủ quan.