Hiện nay, một bộ phận học sinh có nhận thức còn sai lệch về giáo dục đạo đức, về chuẩn mực đạo đức xã hội. Một là các em cho rằng đạo đức truyền thống là cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp với thời đại công nghiệp hoá ngày nay. Hai là các em lý tưởng hoá lối sống Phương Tây, đòi hỏi tự do cá nhân một cách tuyệt đối, vô chính phủ, chạy theo lối sống thực dụng, vị kỷ. Ba là suy giảm lòng tin đối với xã hội do các tệ nạn còn tràn lan. Bốn là lý tưởng sống và nhận thức về các vấn đề chính trị mờ nhạt như: Xây dựng CNXH, yêu Tổ quốc, ý chí phấn đấu vào Đoàn, Đảng,...Động cơ học tập không rõ ràng, đến trường học là do cha mẹ áp đặt, học tập vì mục
tiêu và lợi ích cá nhân,... Những học sinh này thường bàng quan, không quan tâm tới vấn đề gì hoặc có biểu hiện quậy phá, tụ tập lôi kéo bạn bè chống đối ngầm giáo viên chủ nhiệm gây khó khăn cho công tác giáo dục.
Tóm lại, trong những năm qua công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THPT Cẩm Lý đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên công tác này cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn lúng túng, còn nhiều khuyết điểm tồn tại cần phải tiếp tục giải quyết, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình kinh tế - xã hội địa phương cũng như của cả nước. Đó chính là vấn đề trọng tâm sẽ được đề cập và giải quyết ở chương 3 của luận văn này.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT CẨM LÝ
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp