0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Giải pháp 6: Quản lý tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM LÝ HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG (Trang 96 -96 )

- Nội dung và biện pháp tiến hành:

3.2.6. Giải pháp 6: Quản lý tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học có lợi thế rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là một hình thức giáo dục khá đặc biệt, học mà chơi, chơi mà học. Học sinh không bị căng thẳng đầu óc vì những bài giảng lý thuyết khô khan, nhàm chán,... Ưu thế lớn nhất là các hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng,

phong phú, rất dễ tập hợp, quy tụ học sinh vì đa số các em rất ham thích những hình thức sinh hoạt tập thể như thế này. Vì vậy nếu quản lý tốt hình thức hoạt động này thì hiệu quả giáo dục sẽ rất lớn, đặc biệt là đối với công tác giáo dục đạo đức, một hoạt động giáo dục vốn có đặc thù riêng vốn rất phù hợp với các hình thức tổ chức hoạt động như vậy.

- Mục tiêu:

Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động giáo dục chính khoá, là môi trường để học sinh rèn luyện, vận dụng và phát huy những phẩm chất đạo đức đã được học. Đồng thời, thông qua các hoạt động này cũng giúp các em được bổ sung những tri thức, phẩm chất đạo đức mới thông qua giao tiếp, qua các hành vi ứng xử của các bạn, được rèn luyện và thể hiện phong cách trước đám đông, được bộc lộ những phẩm chất và hành vi ứng xử của mình trước các tình huống đặt ra trong thực tế.

- Nội dung:

Bao gồm các hoạt động giáo dục về chính trị tư tưởng, pháp luật, truyền thống lịch sử, tình yêu quê hương đất nước, phẩm chất đạo đức, lối sống, rèn luyện tinh thần tập thể, tình đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, vì mục tiêu chung của lớp, của tập thể, lòng nhân ái, vị tha,...

- Biện pháp:

Để nâng cao hiệu quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác chỉ đạo được tiến hành như sau:

Bước 1: Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập Ban chỉ đạo các

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do một đồng chí Phó Hiệu trưởng làm trưởng ban, Bí thư Đoàn trường làm phó ban, uỷ viên là các đồng chí lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong trường. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể cho cả năm học, dự tính các điều kiện và

nguồn lực cần huy động, phân công trách nhiệm phụ trách cho các thành viên đối với từng mảng và từng đợt hoạt động. Kế hoạc cần chỉ rõ mục tiêu, nội dung của từng đợt hoạt động, chỉ rõ nhiệm vụ Đoàn TN, của học sinh phải làm gì, giáo viên chủ nhiệm phải làm gì, trách nhiệm của giáo viên bộ môn đến đâu,...

Bước 2: Xây dựng tiêu chí thi đua, thang điểm đánh giá cho từng mặt và

từng kết quả của các hoạt động, làm cơ sở đánh giá sau thi đua giữa các lớp.

Bước 3: Phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh cùng nắm được mục đích, yêu cầu, tiêu chí thi đua và kế hoạch tổ chức các hoạt động trọng tâm trong năm để các lớp và học sinh có ý thức chuẩn bị.

Bước 4: Tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Bước 5: Kiểm tra đánh giá các hoạt động.

Bước 6: Tổng kết thi đua khen thưởng.

Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nên giao hoạt động này cho Đoàn TN nhà trường phụ trách và quản lý dưới sự giám sát của ban chỉ đạo nhà trường nhằm tăng quyền chủ động sáng tạo cho Đoàn TN.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vốn rất đa dạng và phong phú, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, phạm vi rộng cả ở trong và ngoài nhà trường. Trong một năm học, nhà trường phát động 4 đợt thi đua lớn. Các nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ thường được tổ chức gắn với chủ đề của các đợt thi đua này. Cụ thể như sau:

- Đợt 1:

Từ ngày khai giảng 5 tháng 9 đến 20 tháng 11:

Các hoạt động thi đua chào mừng “Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11” với mục đích giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ

nguồn đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”: “Dạy tốt - Học tốt”, giành nhiều điểm cao trong học tập dâng lên các thày cô, thi đua thực hiện tốt nền nếp kỷ cương, nội quy nhà trường. Trong dịp này nhà trường cũng tổ chức nhiều hoạt động khác như hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao, thi vở sạch chữ đẹp, bảng hoa điểm tốt, làm báo tường,...tạo không khí hoạt động sôi nổi trong toàn trường.

- Đợt 2:

Từ 21 tháng 11 đến 22 tháng 12:

Các hoạt động thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và “Ngày hội quốc phòng toàn dân 22 - 12”. Đây là dịp rất thuận lợi để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, giáo dục ý thức kỷ luật, tinh thần dũng cảm, học tập phẩm chất “Anh bộ đội Cụ Hồ”,.... cho thanh niên. Nhân dịp này, nhà trường tổ chức giao lưu với đơn vị quân đội kết nghĩa về VH - VN, TDTT,... mời các đồng chí cựu chiến binh đến nói chuyện về truyền thống QĐND Việt Nam, về những tấm gương anh hùng liệt sĩ, truyền thống lịch sử địa phương, về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch với chiến lược “Diễn biến hoà bình” nhằm chống phá Cách mạng Việt Nam,... Đồng thời thông qua các hoạt động này, giúp học sinh luôn nâng cao cảnh giác, tự nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đợt 3:

Từ tháng 1 đến hết tháng 3:

Các hoạt động thi đua theo chủ đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3 và ngày thành lập Đoàn 26 - 3, trong đó tháng 3 cao điểm của những hoạt động được gọi là “Tháng Thanh niên”. Đợt thi đua này là dịp tổ chức những hoạt động trọng tâm của năm học, được học sinh hưởng ứng rất nhiệt liệt. Các hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ trong đợt này bao gồm: Biểu diễn văn nghệ, thi đấu bóng

đá, thi tìm hiểu truyền thống của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, truyền thống Phụ nữ Việt Nam, phòng chống tệ nạn xã hội,...bằng nhiều hình thức phong phú như thi viết, hùng biện, trắc nghiệm, hái hoa dân chủ, diễn kịch, đọc thơ,...được tổ chức với sự tham gia của học sinh toàn trường. Cao điểm của đợt thi đua này là các hoạt động ngoài giờ được tổ chức trong ngày 26 - 3 như: Hội trại thanh niên, biểu diễn văn nghệ, chung kết thể thao,...

Thông qua đợt thi đua và các hoạt động này giáo dục cho học sinh ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tính tự lập, tình đoàn kết, tình cảm bạn bè,... rất có hiệu quả.

- Đợt 4:

Từ ngày 1 tháng 4 đến hết tháng 5:

Các hoạt động thi đua mừng sinh nhật Bác, chào mừng chiến thắng Điên Biên, ngày giải phóng Miền Nam 30 tháng 4 và Quốc tế lao động 1 - 5 và thi đua hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm học. Mục tiêu của đợt thi đua này là giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh,...

Ngoài ra, để thực hiện chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng dẫn của Bộ, của Sở GD - ĐT, các chủ đề sinh hoạt hàng tháng được duy trì đan xen, lồng ghép vào các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh các hoạt động phần cứng, nhà trường còn tổ chức các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử Cách mạng, văn hoá, các danh lam thắng cảnh để giáo dục truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho học sinh,...

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM LÝ HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG (Trang 96 -96 )

×