Mặt tích cực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Lý huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

- Các hoạt động xã hội.

2.3.1.Mặt tích cực.

Một là quan điểm chỉ đạo nhất quán của Chi uỷ, BGH về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức: Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường. Từ Chi uỷ đến BGH đều nhận thức đúng đắn về vị trí và tính cấp thiết của hoạt động giáo dục này, coi đó là yếu tố quan trọng hàng đầu ngay từ khi học sinh mới bước vào trường và phải được duy trì suốt 3 năm học. Ban giám hiệu đã cử một đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách đức dục và trực tiếp làm tổ trưởng tổ chủ nhiệm. Mọi chủ trương, biện pháp của nhà trương được triển khai nhanh chóng tới từng lớp và ngược lại mọi vướng mắc của giáo viên và mỗi biểu hiện vi phạm của học sinh đều được phản ánh kịp thời tới BGH. Hàng tuần tổ chủ nhiệm đều tiến hành giao ban, nhận xét đánh giá xếp loại trong tuần qua và phương hướng trong tuần tới. Trong buổi giao ban, những biểu hiện vi phạm nội quy của học sinh ở

các lớp đều được phản ánh để có biện pháp xử lý. Hàng tuần, hàng tháng đều có đánh giá xếp loại đạo đức học sinh theo các mức A, B, C,...Các hành vi sai lệch đều được uốn nắn kịp thời.

Hai là xây dựng nội quy học sinh, quy định chức trách nhiệm vụ của giáo viên trong việc giáo dục học sinh:

Nội quy chính là cơ sở để học sinh điều chỉnh hành vi của mình và là căn cứ để đánh giá, xếp loại đạo đức học sinh và xây dựng tiêu chí thi đua thực hiện nền nếp, kỷ cương giữa các lớp. Ngay từ đầu năm học, nhà trường cho học sinh học tập, thảo luận nội quy học sinh trường THPT Cẩm Lý. Nội quy được xây dựng trên cơ sở Điều lệ trường trung học, các văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước và chuẩn mực đạo đức xã hội phù hợp với lứa tuổi và học sinh. Kiên trì thực hiện trong nhiều năm, từ chỗ phải áp dụng các biện pháp cưỡng bức, dần hình thành thói quen và rồi từ đó tạo nên ý thức tự giác thực hiện ở mỗi học sinh. Tình trạng vô kỷ luật, phá hoại của công, vô lễ, đánh nhau, uống rượu, hút thuốc lá, xả rác bừa bãi,... giảm hẳn.

Bên cạnh việc xây dựng nội quy học sinh, trường còn xây dựng quy định về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ công chức trường THPT Cẩm Lý nhằm quy định chức trách nhiệm vụ của từng cán bộ - công chức trong đơn vị, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn ngoài nhiệm vụ giáo dục văn hoá còn có trách nhiệm thông qua giờ dạy của mình góp phần giáo dục đạo đức, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ có hiệu quả khi có sự tham gia của mọi thành viên, tổ chức trong nhà trường.

Ba là Đoàn thanh niên nhà trường đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tập hợp, giáo dục Đoàn viên thanh niên thực hiện tốt nội quy nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ của người Đoàn viên cũng như người học sinh. Một trong những điều kiện thuận lợi của nhà trường là đội ngũ giáo viên trẻ rất đông ( Chiếm tới trên 80% tổng số cán bộ công chức) và đều là Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nắm

bắt được điều kiện thuận lợi này, Chi uỷ, BGH giao cho Đoàn TN nhà trường tham gia chỉ đạo, quản lý hoạt động thi đua thực hiện nền nếp, kỷ cương, thực hiện nội quy nhà trường và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dưới sự giám sát của Ban giám hiệu. Được giao quyền chủ động, Đoàn TN nhà trường đã thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp Đoàn viên thanh niên trong các hoạt động trọng tâm của nhà trường và trong các hoạt động hàng ngày. Căn cứ vào nội quy của nhà trường, Đoàn TN đã xây dựng tiêu chí thi đua, thang điểm đánh giá xếp loại từng mặt hoạt động nền nếp hàng ngày, cụ thể trên các mặt sau: Đi học muộn, xếp xe, trang phục, vệ sinh - môi trường, bỏ giờ, bảo vệ của công,... Căn cứ vào thang điểm, đội cờ đỏ sẽ chấm điểm thực hiện của từng lớp, thậm chí đến từng học sinh vi phạm. Cuối tuần tập hợp xếp loại các lớp từ một đến hết. Đoàn TN duy trì tốt giờ chào cờ đầu tuần, biểu dương khen thưởng những tập thể lớp và cá nhân làm tốt, rút kinh nghiệm các lớp, các cá nhân thực hiện chưa tốt, từ đó giúp hạn chế những hiện tượng vi phạm nội quy của học sinh. Một trong những hoạt động rất có hiệu quả của Đoàn TN trong việc giám sát việc thực hiện nền nếp - kỷ cương khối học sinh là đã phát huy được trách nhiệm cao của đội Thanh niên xung kích “Cờ đỏ” do Đoàn trường chỉ đạo. Mỗi lớp cử một em tham gia đội “Thanh niên xung kích” này và được phân công theo dõi chéo giữa các lớp, mỗi em phụ trách chấm điểm một mảng nền nếp. Các tiêu chí thi đua và thang điểm được xây dựng khá chi tiết, quy định điểm thưởng, điểm phạt cho từng hành vi và lỗi vi phạm. Đây chính là căn cứ để xếp loại thi đua giữa các lớp. Cách làm này mang lại hiệu quả khá rõ ràng, tương đối khách quan và sát thực, giúp giáo viên chủ nhiệm và BGH thuận lợi hơn trong quản lý giáo dục học sinh.

Đoàn TN còn chủ trì nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, thi tìm hiểu các vấn đề chính trị - xã hội - pháp luật như phòng chống tệ nạn xã hội, tìm hiểu luật an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, tìm hiểu truyền thống về Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về tình bạn, tình yêu,... bằng nhiều hình thức thu hút thanh niên vào các hoạt động lành mạnh, xa rời các tệ nạn xã hội.

Trong những năm qua, Đoàn TN nhà trường đã phát huy được vai trò chủ động tích cực chủ động của mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng.

Bốn là học sinh của nhà trường cơ bản là ngoan ngoãn, thật thà, hiền lành chất phác vì hầu hết các em đều xuất thân từ con em nông dân. Trường ở xa các trung tâm kinh tế xã hội nên ít chịu ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội. Nhà trường không có học sinh nghiện hút các chất ma tuý. Một số học sinh cá biệt ở trường cũng không dám có các hành động chống đối giáo viên ra mặt hoặc các hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy nhà trường. Nhìn chung môi trường giáo dục nhà trường tương đối lành mạnh. Đây là một trong những điều kiện khá thuận lợi cho nhà trường làm tốt công tác giáo dục học sinh, các bậc phụ huynh cũng rất yên tâm khi cho con em mình tới trường.

Năm là sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh đối với các chủ trương biện pháp giáo dục của nhà trường: Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác liên hệ với phụ huynh học sinh trong việc thông tin trao đổi hai chiều để nhà trường và phụ huynh cùng nắm bắt những vấn đề nảy sinh trong quá trình học sinh học tập ở trường cũng như những biểu hiện bất thường của các em để kịp thời ngăn chặn và giải quyết, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm

trọng. Nhờ được thông tin kịp thời mà một số vụ học sinh đánh nhau, trốn học, nói dối cha mẹ xin tiền để chơi bời,... được nhà trường phát hiện và kết hợp với phụ huynh giải quyết có hiệu quả. Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả tu dưỡng rèn luyện của học sinh trong thời gian qua, các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới và bàn các biện pháp phối hợp giữa nhà trương và gia đình trong việc quản lý học sinh. Để tăng cường hiệu quả công tác này, nhà trường quản lý chặt chẽ sổ liên lạc, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm định kỳ hoặc đột xuất thông báo những vấn đề liên quan tới học sinh lớp mình chủ nhiệm tới phụ huynh để phụ huynh cùng được biết.Trong năm học, nhà trường yêu cầu GVCN phải đi thăm nhà học sinh ít nhất một lần. Chỉ có trên cơ sở nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh thì mới có được giải pháp giáo dục có hiệu quả, mới có sức thuyết phục và mới nhận được sự đồng cảm, ủng hộ của các em, khi đó công tác giáo dục mới đạt hiệu quả cao.

Sáu là sự ủng hộ của chính quyền địa phương và một số lực lượng xã hội đối với phong trào giáo dục của nhà trường: Là một xã nằm trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Bắc Giang - Hải Dương, lại là đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ và đường sông tương đối quan trọng nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cũng khá phức tạp. Hơn nữa học sinh huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương theo học trong trường cũng khá đông, một số học sinh lại có tư tưởng cục bộ địa phương nên công tác quản lý đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua, nhà trường đã bước đầu làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, giữ mối liên hệ thường xuyên với chính quyền các địa phương thuộc vùng tuyển sinh, đặc biệt là chính quyền và nhân dân xã Cẩm Lý nơi trường đứng chân. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường giáo dục lành mạnh để thày trò nhà

trường yên tâm giảng dạy và học tập. Nhà trường còn ký hợp đồng với hai đồng chí công an xã làm bảo vệ, trực tiếp giúp nhà trường giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự một cách nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn các vụ đánh nhau, xô xát của học sinh, góp phần tích cực trong việc giám sát việc thực hiện nội quy của học sinh. Do tạo được sự ủng hộ của chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân địa phương nên công tác giáo dục của trường có nhiều thuận lợi. Đặc biệt mỗi khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như hội diễn văn nghệ, hội trại, thi đấu thể thao,... chính quyền địa phương sẵn sàng hỗ trợ lực lượng an ninh để các hoạt động diễn ra an toàn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Lý huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang (Trang 60)