mình trong công tác chủ nhiệm lớp.
Theo quy định của Điều lệ trường trung học thì giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững học sinh lớp mình chủ nhiệm về mọi mặt, kết hợp cùng các tổ chức đoàn thể trong trường và phụ huynh học sinh trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Tuy nhiên một bộ phận giáo viên còn làm việc chiếu lệ, chưa thực sự quan tâm một cách cụ thể tới hoàn cảnh gia đình, tâm tư, tính cách của từng em, vì thế thường có nhận xét áp đặt, chủ quan, định kiến. Trong công tác giáo dục nặng về kiểm điểm, đe nẹt, mắng mỏ học sinh là chính mà coi nhẹ sự cảm hoá, giáo dục học sinh. Lứa tuổi học sinh THPT hầu hết các em đã lớn, đã bước vào tuổi thanh niên nên các em đã bước đầu có chính kiến, thích được làm người lớn, có nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định mình. Nếu giáo viên chủ nhiệm không hiểu được điều này, vẫn coi các em như trẻ con thì sẽ không gần gũi được các em, không chiếm được cảm tình và niềm tin của các em. Các em sẽ tìm cách chống đối, bao che cho nhau, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ thấp. Thêm nữa sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh không thường xuyên,
không kịp thời và khá lỏng lẻo, thậm chí có giáo viên chủ nhiệm suốt ba năm không biết nhà học sinh ở đâu nên có những học sinh thường xuyên trốn học mà gia đình không hề biết, thậm chí có những học sinh vi phạm khuyết điểm nhiều lần đến khi nhà trường xét kỷ luật gia đình mới biết. Sự không đồng bộ này là kẽ hở để một số học sinh hư, ý thức kém nói dối cha mẹ xin tiền đóng học, thực tế là để tiêu riêng. Có học sinh giả chữ ký của cha mẹ vào sổ liên lạc lừa dối giáo viên chủ nhiệm. Đáng tiếc là còn một số giáo viên, kể cả giáo viên chủ nhiệm còn rất thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, bàng quan trước các hành vi sai trái của các em.