Giải pháp 8: Quản lý các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Lý huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang (Trang 108)

- Nội dung và biện pháp thực hiện:

8. Giải pháp 8: Quản lý các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức trên địa bàn.

đức trên địa bàn.

Kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng về ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua số liệu thống kê của bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp.

Giải pháp Tính khả thi Tính cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất Cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết S L % S L % S L % S L % S L % S L % 1 212 84,8 28 11,2 10 4,0 206 82,4 34 13,6 10 4,0 2 205 82,0 30 12,0 15 6,0 198 79,2 39 15,6 13 5,2 3 162 64,8 71 28,4 17 6,8 174 69,6 61 24,4 15 6,0

4 187 74,8 51 20,4 12 4,8 180 72,0 58 23,2 12 4,8 5 158 63,2 71 28,4 21 12,4 160 64 76 30,4 14 5,6 5 158 63,2 71 28,4 21 12,4 160 64 76 30,4 14 5,6 6 189 75,6 49 19,6 12 4,8 192 76,8 45 18,0 13 5,2 7 175 70,0 58 23,2 17 6,8 183 73,2 49 19,6 18 7,2 8 172 68,8 63 25,2 15 6,0 178 71,2 58 23,2 14 6,6

Qua kết quả bảng 3.1 cho thấy, hầu hết số người được hỏi ý kiến đều nhất trí khá cao với các giải pháp đã nêu và cùng có ý kiến tương đối trùng khớp trong đánh giá về vai trò, tính khả thi và tính cấp thiết của các giải pháp mà tác giả đã nêu ra.

Từ kết quả khảo nghiệm như trên, tôi có thể rút ra kết luận bước đầu: - Các giải pháp đã nêu có tính thực tế và cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Cẩm Lý trong bối cảnh như hiện nay.

- Các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ, phải huy động được mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh mới có hiệu quả và đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh hiện nay đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Điều đó đặt ra cho toàn ngành giáo dục nói chung, các trường THPT nói riêng là làm thế nào để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận thanh niên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trước sự xâm nhập của lối sống ngoại lai trái với thuần phong mỹ tục và những nét văn hoá đặc trưng của dân tộc ta.

Trong những năm gần đây, công tác công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đã được Chi uỷ, BGH trường THPT Cẩm Lý dành sự quan tâm đặc biệt, xuất phát từ quan điểm cho rằng: Chất lượng giáo dục phải được bắt đầu từ

“Nền nếp - Kỷ cương” trong các hoạt động toàn diện của nhà trường và giáo dục đạo đức phải được quan tâm đầu tiên khi học sinh mới bước chân vào trường. Nhờ được quan tâm đúng mức như vậy, cùng với hoàn cảnh kinh tế xã hội của địa phương là địa bàn thuần nông, xa các trung tâm kinh tế - văn hoá nên các tệ nạn xã hội cũng ít tác động tới nhà trường nên học sinh của nhà trường nhìn chung ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Vì vậy kết quả chất lượng giáo dục đạo đức học sinh nhà trường khá tốt, được chính quyền và nhân dân trên địa bàn đánh giá cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường cũng còn bộc lộ những tồn tại yếu kém cơ bản sau đây:

- Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường của một số đối tượng tham gia quá trình giáo dục đạo đức còn chưa cập yêu cầu.

- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm còn chưa được coi trọng đúng mức, còn mờ nhạt và chưa thực sự tâm huyết với học sinh.

- Các hình thức tổ chức giáo dục đạo đức còn đơn điệu, ít hấp dẫn. - Chưa huy động được một cách rộng rãi các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác giáo dục với nhà trường .

- Gia đình học sinh còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác phối hợp cùng nhà trường quản lý giáo dục học sinh.

- Sự phối hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội còn khá lỏng lẻo.

- Một số vấn đề nổi cộm về đạo đức gây bức xúc trong dư luận xã hội ở địa phương như hiện tượng học sinh đánh nhau, bỏ học,... chưa chấm dứt triệt để.

Từ những tồn tại và những yếu kém trên đây, cùng với việc tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này, căn cứ vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội của địa phương và tình hình thực tế của đơn vị tôi đề xuất 8 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo đạo đức cho học sinh trường THPT Cẩm Lý như sau:

1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức học sinh. giáo dục đạo đức học sinh.

2. Giải pháp 2: Nâng cao vị trí, vai trò của GVCN.

3. Giải pháp 3: Nâng cao ý thức tự tự tu dưỡng và phong trào tự quản của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Cẩm Lý huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)