6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
1.4.2. Quản lý giáo dục đạo đức làm tăng thêm hiệu quả của giáo dục
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Quản lý giáo dục là quản lý 5 mặt: Trí, đức, thể, mỹ, lao động; mỗi mặt có ý nghĩa trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
Thể dục: để làm cho thân thể khoẻ mạnh đồng thời cần giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung.
Mĩ dục: để phổ biến cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.
Đức dục: là yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu người lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.
Các em cần rèn luyện các đức tính thành thật dũng cảm. Ở trường thì kính thày yêu bạn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Ở nhà thì yêu kính giúp đỡ cha mẹ. Ở xã hội thì tuỳ sức mình mà tham gia những việc có ích lợi chung.[24, tr. 218]
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển giáo dục là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Thực hiện giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ, nghề) ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.
Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII viết về những định hướng giá trị của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đó là “Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức
khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập, trí tuệ trong sự hài hoà với đạo đức đóng vai trò là xuất phát điểm của sáng tạo. Tri thức là nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, giáo dục góp phần quyết định vào việc phổ biến và truyền thụ, học tập và lĩnh hội tri thức, ứng dụng và sáng tạo tri thức. Con người hiện nay cần coi trọng phát triển trí tuệ thông qua giáo dục. Phạm trù trí tuệ với chất lượng tri thức phải biến thành trí lực, thành năng lực thích ứng trước mọi biến đổi, năng lực giải quyết vấn đề một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Trí tuệ không còn là cái nằm trong đầu mà phải thành những thực tiễn. [22, tr. 183]
Với vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức như vậy, ta phải giáo dục cho học sinh trau dồi tri thức, ý thức, động cơ, thái độ học tập. Hiện nay, một bộ phận học sinh vẫn không ý thức được điều này, theo tạp chí Báo cáo viên Ban Tuyên giáo Trung ương (số 5-2008) có nhận xét khái quát: “Một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên còn có thái độ và động cơ học tập yếu, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Một một bộ phận nhỏ học sinh chỉ đòi quyền hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao”. Bên cạnh việc dạy văn hoá, giáo dục đạo đức là một mặt vô cùng quan trọng. Cần khẳng định rằng học sinh muốn học tốt thì phải có đạo đức tốt. Vì vậy phải trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân văn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội.
Hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, đối với mọi người; với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục chính trị, hình thành thái độ, niềm tin trước hết với chính bản thân. Đó là sự tự phán xét của lương
tâm đối với việc làm đúng, sai, việc kiềm chế, giải quyết các mâu thuẫn cuộc sống hàng ngày.
Hình thành thái độ và tình cảm trong sáng, có được niềm tin sâu sắc vào cái thiện, vào người khác, vào tương lai và tiền đồ của dân tộc. Đặc biệt cần hình thành niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới.
Rèn luyện để mọi học sinh tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập, rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để góp phần quản lý giáo dục đạo đức chúng ta phải quản lý giáo dục thể chất. Giáo dục thể chất góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nòi giống và tạo ra lực lượng lao động mới trong xã hội phát triển. Giúp cho con nguời cường tráng về thể chất, cao lớn về tầm vóc, bền bỉ trong lao động, nhanh nhẹn trong kỹ năng thao tác, minh mẫn trong xử lý. Phát triển thể chất là nền tảng của sức khoẻ; góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ, thể lực, kéo dài tuổi thọ, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống, văn hoá tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động, học tập là việc làm của cả đời người, … Giáo dục thể chất trước hết thực hiện trong nhà trường một cách liên tục, có nề nếp. Cần khắc phục mạnh mẽ tình trạng buông lỏng giáo dục thể chất và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hiện hành.
Quản lý giáo dục thẩm mỹ là một mặt của quản lý giáo dục. Trong thư gửi các em học sinh nhân dịp khai trường ngày 24/10/1955, Bác Hồ đã giải thích rõ “Mỹ dục” là để phân biệt cái gì đẹp, cái gì là không đẹp. Khi lĩnh hội những tri thức về cuộc đời, con người, khoa học, văn hoá - nghệ thuật các em phải biết phân biệt cái gì đẹp và cái gì không đẹp bởi vì ý thức về cái đẹp sẽ chi phối nếp nghĩ, nếp sống, cách ứng xử của các em đối với mọi người xung quanh, với nhân dân, với nhân loại, với hành vi hoạt động của chính các em trong một cuộc đời. Vì thế cái đẹp không chỉ thống nhất với cái đức mà còn là tiền đề, là điều kiện, là chuẩn mực, là một đặc điểm phổ quát của đạo đức, hơn nữa cái đẹp thẩm thấu vào mọi suy nghĩ, hành vi, hoạt động, thể hiện cả trong thế giới nội tâm, cả trong những hình thức vật chất của con người. Vì thế, giáo dục thẩm mỹ là cần thiết, cần phải được xây dựng
trên một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động đa dạng (học tập, lao động, sản xuất, vui chơi giải trí, văn hoá nghệ thuật…) nhằm hình thành văn hoá thẩm mỹ cho con người.
Như vậy giáo dục thẩm mỹ là cung cấp học vấn thẩm mỹ và phát triển tình cảm thẩm mỹ, xây dựng quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của nhân cách đối với hiện thực đồng thời sử dụng các phương tiện thẩm mỹ để phát triển toàn diện con người. [22, tr. 204]
Để giáo dục tốt đạo đức cho học sinh, nhà trường phổ thông cũng phải hết sức coi trọng công tác giáo dục lao động. Lao động không chỉ là nguồn gốc của mọi của cải vật chất và tinh thần mà còn là nhân tố quan trọng nhất để phát triển toàn diện nhân cách.Lao động làm cho các quá trình tâm lý, sinh lý trong cơ chế phát triển bình thường. Nó cũng có vai trò lớn trong sự phát triển trí tuệ của con người, trong sự phát triển đạo đức của họ. Người chân chính trước hết là người lao động thực thụ.
Hình thành ý thức và thái độ đúng đắn đối với lao động, coi lao động như một nhu cầu tự nhiên của con người. Có phẩm chất tốt, nhân cách phát triển hài hòa sẽ hình thành phẩm chất khác như yêu quý lao động, yêu quý và tôn trọng người lao động, yêu quý và giữ gìn, bảo vệ các sản phẩm lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng. Đó chính là cơ sở để luyện tập đạo đức của con người.
Từ những mục tiêu trên, cùng với sự liên hệ chặt chẽ giữa các mặt giáo dục Trí, Đức, Thể, Mỹ, Lao động chúng ta thấy quản lý giáo dục đạo đức góp phần phát triển tâm lực, phát triển động cơ, thái độ làm tăng thêm hiệu quả giáo dục đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.