0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Biện pháp quản lý phải phát huy được tính tích cực tự giác của

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 83 -83 )

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Biện pháp quản lý phải phát huy được tính tích cực tự giác của

tham gia giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường

Chủ thể tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh là gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị, những người thân của học sinh), nhà trường (cán bộ quản lý, các thầy cô giáo), và xã hội (các cơ quan, đoàn, hội…). Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Ở mỗi môi trường này đều diễn ra quá trình giáo dục, giáo dưỡng con người. Trong mỗi môi trường đều có phương pháp đặc thù nhưng giáo dục nhà trường giữ một vai trò đặc biệt: nhà trường là thiết chế xã hội có chức năng chuyên trách về giáo dục, có con người (giáo viên, học sinh) và công cụ (chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học…) theo hình thức tồn tại đặc thù là lớp học, có hình thức hoạt động là giờ lên lớp, bài học,….Trước hết phải xác định giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi nhà trường. Các hoạt động trong nhà trường phải mang tính giáo dục có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Các thầy cô giáo, cán bộ trong ngành phải có chuẩn mực đạo đức cho học sinh noi theo. Đạo đức phải chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên. Đánh giá quy trình dạy học không chỉ đánh giá việc dạy kiến thức mà còn đánh giá tính hiệu quả của các chức năng, nhiệm vụ giáo dục đạo đức. Nhà trường cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, đi tham quan, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, trực tiếp tham gia chăm sóc thương bệnh binh, người tàn tật..; cho học sinh viết cảm tưởng về những tấm gương đạo đức...

Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của mỗi gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục gần gũi nhất của học sinh, gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành qua lời ru của mẹ, tình thương và tấm gương, lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ, anh chị…, hơn nữa nhiều phẩm chất nhân cách được hình thành ngay từ lứa tuổi trước khi đến trường nên có phẩm chất đạo đức chỉ được phát triển tốt nhất trong môi trường giáo dục gia đình như kính trọng ông bà, cha mẹ…; anh em ruột thịt phải biết thương yêu, nhường nhịn, chia sẻ cho nhau vì phải biết như vậy thì ra xã hội mới biết chung sống với người khác. Một giá trị đạo đức rất quan trọng nữa được hình thành trong gia đình đó là sự trung thực. Các bậc phụ huynh ít để ý điều này. Thực tế cuộc sống đã chứng minh nếu trong gia đình mà các thành viên sống không trung thực thì ra xã hội sẽ dẫn đến sự giả tạo trong quan hệ và trong công việc,không trung thực sẽ không trung thành. Như vậy giáo dục gia đình giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là giáo dục tính người, tình người từ tuổi ấu thơ.

Các tổ chức xã hội như đoàn, hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống, câu lạc bộ, nơi vui chơi…mà các em hay lui tới cũng có nội dung giáo dục với các hình thức riêng và cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giáo dục thế hệ trẻ. Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trường, nhất là đối với nội dung giáo dục tinh thần xã hội, ứng xử xã hội, trách nhiệm xã hội cho thế hệ trẻ. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần xây dựng các mối quan hệ cho học sinh trong làng, xã, khu phố... để hình thành đạo đức cho các em khi hòa nhập vào xã hội. Tổ chức các hoạt động trong và ngoài nhà trường là điều kiện quan trọng hình thành cho học sinh những kinh nghiệm quan hệ xã hội và ứng xử xã hội. Tất cả các loại hình hoạt động đều có những mục đích xã hội nhất định, tiềm tàng những khả năng giáo dục nhất định, có những ưu thế nhất định trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Cũng cần chú ý đến nhu cầu, hứng thú của học sinh thì hoạt động mới có kết quả cao. Đưa học sinh vào xây dựng môi trường xã hội có kỉ cương, sống, học tập và làm việc theo pháp luật. Giáo dục xã hội là giáo dục bằng cơ chế, chính sách quản lý xã hội, muốn làm tốt điều này thì

cán bộ các cấp phải tự giác, gương mẫu, thực sự quan tâm đến nhân dân, vì dân, vì nước thì mới lôi kéo được các tổ chức xã hội mà mình lãnh đạo.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 83 -83 )

×