Giáo dục đạo đức góp phần xác định mục tiêu hành động của mỗ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 28)

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Giáo dục đạo đức góp phần xác định mục tiêu hành động của mỗ

1.3.2. Giáo dục đạo đức góp phần xác định mục tiêu hành động của mỗi con người người

Do đặc điểm tâm lý luôn hướng tới cái tốt đẹp nên con người nói chung (trừ một bộ phận do nhiều lý do) luôn lấy những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của xã hội là mục tiêu cho cuộc sống, rèn luyện cho bản thân.

Quan trọng nhất là định hướng hoạt động nhận thức giá trị cuộc sống, giá trị đạo đức. Đạo đức giúp cho mỗi người có chuẩn để lựa chọn giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa điều cần và nên làm với cái cần và nên tránh, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, giữa bổn phận và quyền hạn, giữa cộng đồng nhỏ và dân tộc,…

Cơ sở để lựa chọn các giá trị đạo đức của một cá nhân phụ thuộc vào nhận thức về quyền lợi và vị trí của họ trong mối quan hệ với cộng đồng xã hội. Bắt đầu từ quyền lợi của cá nhân trong một cộng đồng trực tiếp, cá nhân đó sống, hoạt động, gắn bó mật thiết với nhau như: gia đình, hàng xóm láng giềng nơi ở, một tập thể lao động (cơ quan, xí nghiệp, lớp học, trường học, tổ chức đoàn thể xã hội như: Đảng, công đoàn, chi đoàn)…Vì vậy, phải lấy các chuẩn mực đạo đức nói chung của dân tộc và nhân loại làm định hướng chi phối hoạt động nhận thức, định hướng cho hoạt động giao lưu, học tập, lao động và hoạt động xã hội của mỗi cá nhân.

Những chuẩn mực đạo đức xã hội luôn là chuẩn mực cho mỗi người nhận biết, xác định vị trí của bản thân trong quan hệ xã hội. Những chuẩn mực đạo đức xã hội giúp cho mỗi người biết lựa chọn hợp lý cách giải quyết các mâu thuẫn. Song, việc điều chỉnh hoạt động của mỗi cá nhân lại phụ thuộc vào ba điều kiện:

Một là trình độ nhận thức, khả năng phân tích để lựa chọn các giá trị của mỗi chủ thể.

Ba là phụ thuộc vào định hướng giáo dục của Nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử. Các công trình nghiên cứu khoa học KX – 07 (1991 – 1995), và đề tài khoa học xã hội 04 – 04 về phát triển con người một lần nữa lại khẳng định nhân cách là cơ sở để phát triển dân trí, nhân lực, nhân tài, hết sức coi trọng cả đức lẫn tài tạo nên bản lĩnh của từng con người trong đó cốt lõi là bản lĩnh truyền thống dân tộc, giải quyết một cách hợp lý giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong văn hoá dân tộc và lối sống của mỗi người trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Đặc điểm nổi bật của con người và cơ sở của sự phát triển nhân cách con người là luôn hướng tới chân, thiện, mỹ, luôn mơ ước và hướng tới tương lai: Ngày mai tốt hơn hôm nay, năm tới thành công hơn năm qua, thế hệ sau trưởng thành, phát triển hơn thế hệ trước,… Những mong muốn đó là một định hướng trong hành động của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội. Vì vậy, đầu năm mới nhiều dân tộc trên thế giới thường chúc nhau hạnh phúc trong cuộc sống, thành công trong sự nghiệp như: “Vạn sự như ý”, “An khang”, “Thịnh vượng”, “Thành đạt”. Hầu hết các dân tộc châu Á, đặc biệt là các quốc gia, các cộng đồng chịu ảnh hưởng của Phật giáo thì luôn hướng tới “Phúc, lộc, thọ”. Ngay trong gian khổ, bần cùng Nguyễn Ái Quốc đã đi tìm đường cứu nước, vượt qua bao gian khổ chông gai và người đã định hướng: “Đến ngày chiến thắng ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Và ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đang từng bước biến điều mong muốn của Bác Hồ trở thành hiện thực trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 28)