Giáo dục đạo đức góp phần xây dựng quan hệ xã hội công bằng,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 29)

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

1.3.3.Giáo dục đạo đức góp phần xây dựng quan hệ xã hội công bằng,

phát triển bền vững trong và ngoài nhà trường

Mục tiêu giáo dục đạo đức hiện nay và trong tương lai là trang bị cho mọi người có nhận thức đúng và đầy đủ những giá trị truyền thống của dân tộc và của thời đại, nhận thức đầy đủ bổn phận, trách nhiệm của cá nhân, góp phần xây dựng xã hội công bằng, văn minh từ trong gia đình đến ngoài xã hội.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam coi “Con người là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” là một tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt chiến lược và là sợi chỉ đỏ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010. Nội dung của tư

tưởng phát triển con người là phát triển kinh tế đi liền với công bằng và tiến bộ xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, lấy con người là trọng tâm. Nó phục vụ đa số nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, lấy phát triển kinh tế và phát triển xã hội là mục đích tối cao, tăng cường các dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông… Phấn đấu xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phát triển con người là phát triển về sức khoẻ (tuổi thọ), trình độ học vấn (hiểu biết), mức sống, sáng tạo, nhân phẩm. Nếu con người phát triển không bền vững sẽ dẫn đến kinh tế xã hội phát triển không bền vững.

Phát triển con người bền vững sẽ hạn chế và loại bỏ lối sống thực dụng, xã hội tiêu dùng, chủ nghĩa tự do cá nhân, sẽ giải quyết hài hoà giữa tính cá thể và tính cộng đồng, hành động của cá nhân và hoạt động của cộng đồng, quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với cộng đồng, giữa lựa chọn và bắt buộc, giữa tự do và pháp luật.

Phát triển con người bền vững là phát triển các sức mạnh bản chất của con người, phát triển nhân cách; phát triển các năng lực vật chất và năng lực tinh thần, nhân cách, trí tuệ, thể chất và tất cả đều phải thành tâm lực, trí lực, thể lực tức là tăng giá trị của con người, nhân lực có hiệu quả cho cuộc sống. [22, tr. 139].

Trí lực trước hết được hiểu là khả năng hiểu biết có hệ thống những tri thức về xã hội, tự nhiên và con người, mà thành phần cơ bản, quan trọng nhất là năng lực tư duy. Hoạt động dạy - học là yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất để phát triển năng lực tư duy của mỗi người. Những thành tựu nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng, để phát triển trí lực trong quá trình dạy - học, đặc biệt trong dạy - học các môn khoa học tự nhiên và công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trí lực là một phẩm chất của nhân cách được hình thành thông qua hành động có mục đích, có tương tác với môi trường xung quanh theo hướng thích nghi tích cực để đạt mục đích, gắn bó với các phẩm chất khác của nhân cách là tâm lực và thể lực.[ 6 tr. 263 - 264].

Tâm lực là yếu tố quan trọng nhất để phát triển nhân cách như một chỉnh thể trọn vẹn. Đó là những phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, v.v… Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của chủ thể, thúc đẩy

và điều chỉnh hoạt động của con người nhằm phát triển mạnh trí lực và thể lực, làm cho nhân cách phát triển hài hoà, cân đối và đúng hướng. Với ý nghĩa đó cái tâm (mặt đạo đức) là “cái gốc” của nhân cách mỗi con người. Thiếu cái tâm con người sẽ trở nên tàn nhẫn, độc ác, chống lại xã hội. Từ đó, ta thấy vai trò cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong việc phát triển tâm lực nói riêng, và nhân cách toàn diện nói chung.[6, tr. 264]

Thể lực là thuật ngữ dùng để chỉ yếu tố sức khoẻ thể chất của con người, như chiều cao, cân nặng, các chỉ số đo của con người. Đó là tiền đề vật chất để hình thành và phát triển những thuộc tính khác của nhân cách. Trên cơ sở một thể lực cường tráng sẽ tạo ra những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh trí lực và tâm lực.[ 6, tr. 265]

Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là phát triển cho đời nay và cho cả mai sau. Để phát triển bền vững phải khai thác, phát triển toàn diện toàn bộ tiềm năng của mỗi cá nhân và cộng đồng người, lấy việc phát triển tâm lực làm trọng tâm vì

phát triển tâm lực sẽ tạo ra nội lực, tạo ra động cơ hoạt động của con người, phát triển tâm lực lành mạnh sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi tập thể có cơ sở vững chắc khắc phục những mâu thuẫn của cá nhân, của cộng đồng và của nhân loại, sẽ tạo ra được điều kiện thuận lợi vững chắc để xây dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh, tôn trọng lẫn nhau trong xu thế hội nhập để cùng phát triển, giải quyết những thách thức lớn lao của thời đại.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 29)