6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.2.6 Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức
Hiệu trưởng (BGH) nhà trường cần xây dựng đội ngũ giáo viên vững vàng về phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một giải pháp rất quan trọng, vì nếu không có thầy giỏi sẽ không thể có trò giỏi. Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là người mẫu mực về đạo đức, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng để học sinh học tập và noi theo. Cần đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ,lời yêu thương, sự quan tâm thực sự của thầy cô giáo sẽ khơi dậy lòng tự trọng, lòng biết ơn của học sinh.
Hiệu trưởng nhà trường phải tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lòng yêu nước, lòng nhân ái, đoàn kết và tinh thần hợp tác quốc tế. Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường thì xã hội cũng có sự thay đổi, trong đó có các giá trị truyền thống về đạo đức. Các thầy cô giáo cần tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lê nin và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “hai không” của ngành gắn với cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cần giáo dục cho học sinh tinh thần quốc tế trên cơ sở giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những giá trị văn hóa mới, tiên tiến trên thế giới.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý giáo dục đạo đức thông qua học tập các môn học: phải coi đây là việc làm thường xuyên. Qua các môn học, giáo viên giúp học sinh nhận thức được tự nhiên và xã hội, từ đó có hành vi đạo đức đúng đắn. Nhà trường giúp các em hiểu biết về phạm trù đạo đức như: lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ, tiền đồ, vinh dự, hạnh phúc… để học sinh nắm được các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt động, các mối quan hệ từ đó có hành vi đúng đắn. Chú trọng việc dạy và học các môn đạo đức, giáo dục công dân… để từng bước hình thành ý thức tự giác trong học sinh, chuẩn bị cho họ một bản lĩnh chính trị đúng đắn, có ý thức công dân, có hiểu biết sâu sắc về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm trước pháp luật.
Hiệu trưởng nhà trường quản lý giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm tất cả các hoạt động nối tiếp các hoạt động trong giờ học như: hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, lao động công ích, tham quan du lịch… Các hoạt động này có thể thực hiện trong trường, ở các câu lạc bộ, nhà văn hóa địa phương. Các hoạt động giáo dục đạo đức ngoài giờ thực hiện nhiệm vụ giáo dục đa dạng và đưa học sinh vào thực tế lĩnh hội các tri thức khoa học, các chuẩn mực đạo đức và hình thành các hành vi một cách tự giác
Hiệu trưởng (BGH) nhà trường quản lý hoạt động giáo dục thông qua các chủ đề: Chủ đề 1: Tháng 9: Chào đón khai giảng năm học mới.
Chủ đề 2: Tháng 10: Kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho các ngành giáo dục. Chủ đề 3: Tháng 11: Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
Chủ đề 4: Tháng 12: Kỷ niệm ngày hội quốc phòng toàn dân. Chủ đề 5: Tháng 1, tháng 2: Mừng Đảng, mừng xuân.
Chủ đề 6: Tháng 3: Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Chủ đề 7: Tháng 4: Kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4). Chủ đề 8: Tháng 5: Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5)
Hiệu trưởng (BGH) nhà trường quản lý giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động đoàn thể như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, ban nữ công của nhà trường. Quản lý việc đa dạng hoá các loại hình hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động xã hội, đẩy mạnh việc giáo
dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến tính hiện đại, chọn những giá trị đạo đức cơ bản phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại, hoặc đó là những giá trị đạo đức mới xuất hiện dưới tác động của khoa học và công nghệ. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ lựa chọn các giá trị đạo đức phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh để các em dễ phân biệt lựa chọn.
Hiệu trưởng (BGH) quản lý việc xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh: Xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh là một giải pháp then chốt trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Vì sự nghiệp giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức đoàn thể. Cần huy động sức mạnh tổng hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội mà nhất là địa phương nơi học sinh cư trú, học tập, hoạt động, sinh hoạt. Cụ thể như sau:
- Gia đình liên hệ với nhà trường bằng nhiều cách: qua điện thoại, thư tín… để nắm được tình hình học tập, rèn luyện của con em mình.
- Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thông tin về học sinh do mình quản lý, thông tin định kỳ với gia đình học sinh để cùng phối hợp có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện trái đạo đức của học sinh.
- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường biện pháp hành chính, tạo lập trật tự và môi trường lành mạnh xung quanh trường học.
- Xây dựng một số điển hình về giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường để phổ biến, tuyên truyền trong hội phụ huynh, trong nhà trường.
- Phát huy tính năng động, chủ động trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh để cho học sinh tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình, phải tự học tập, tự rèn luyện bản thân mình tiến bộ.
- Thông qua các phong trào chính trị - xã hội như các phong trào yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, chống tham nhũng, từ thiện, chống bão lụt, chống đói nghèo, giúp đỡ đồng bào khó khăn để giáo dục đạo đức.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, đạo đức của Đảng, lãnh tụ, anh hùng chiến sĩ thi đua,…
Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục