6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động quản lý giáo dục đạo đức trong và ngoà
các cơ quan …;Các danh lam, di tích lịch sử, viện bảo tàng ở địa phương, ở các xã lân cận, ở trong huyện hoặc ngoài huyện; trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh (trả lời câu hỏi “ở đâu ?”);Các phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức gồm: dụng cụ thể thao; nhạc cụ, hoá trang; loa đài, dụng cụ quay phim, chụp ảnh, tài liệu, phim ảnh phục vụ cho các hoạt động chuyên đề giáo dục đạo đức, pháp luật, du lịch, môi trường… (trả lời câu hỏi “gồm những gì?”).
3.2.2. Kế hoạch hoá hoạt động quản lý giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường trường
Lập kế hoạch quản lý: Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường là bộ phận quan trọng của toàn bộ hệ thống quản lý trường học. Vì vậy người lãnh đạo cần xây dựng cho mình kế hoạch quản lý quá trình giáo dục đạo đức theo chủ
điểm, theo môn học trong chương trình; theo các mặt hoạt động sao cho kế hoạch đó đảm bảo được tính thống nhất giữa các mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong nhà trường, lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.Kế hoạch hoạt động quản lý giáo dục đạo đức (trong và ngoài nhà trường) bao gồm những yêu cầu sau đây:
+ Quản lý việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục đạo đức phù hợp với thực tế của nhà trường:
Mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường phổ thông trong đó có THPT thì những nội dung giáo dục đạo đức được thể hiện trong môn giáo dục công dân là chủ yếu. Thực tế môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông cũng rất khái quát, có thể coi đó là những giá trị đạo đức phải được giáo dục hệ thống từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở một cách vững chắc mới có thể thực hiện có hiệu quả. Trên thực tế học sinh trung học phổ thông hiện nay còn thiếu những giá trị cơ bản của con người thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá vì chưa được giáo dục một cách hệ thống. Xuất phát từ đặc điểm học sinh THPT hiện nay nên đòi hỏi phải lựa chọn một hệ thống giá trị đạo đức trên nguyên tắc: kế thừa các giá trị đạo đức của dân tộc, đặc biệt những chuẩn mực đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh; tiếp thu những giá trị đạo đức của thời đại; căn cứ vào mục tiêu giáo dục chung ở trung học phổ thông và đặc điểm của học sinh trung học phổ thông, vào hoàn cảnh thực tế của đất nước và của tỉnh Nam Định.
Xuất phát từ những nguyên tắc trên đây, cần tăng cường giáo dục cho học sinh THPT ở huyện Nghĩa Hưng nói riêng và ở tỉnh Nam Định nói chung những nội dung sau đây:
- Cần, kiệm, liêm, chính. - Tự trọng, tự tin, tự lập. - Trung thực
- Đoàn kết chia sẻ với mọi người
- Kính trọng thầy cô, người có tuổi, nhường nhịn em nhỏ
- Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào thi đua của ngành giáo dục, của Đoàn thanh niên, của địa phương.
- Có động cơ, thái độ học tập, rèn luyện đúng đắn.
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông cần huy động nhiều phương pháp, hình thức hoạt động, vì chỉ có thông qua hoạt động mới hình thành nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi đúng đắn ở học sinh. Thông qua con đường dạy các môn học, đặc biệt các môn có nhiều thuận lợi như môn Giáo dục công dân ở bậc trung học và các môn khoa học xã hội nhân văn khác.
Xây dựng một kế hoạch “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Thông qua một chương trình hoạt động thống nhất, với các yêu cầu, nội dung nhất định, trước hết nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng, hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá phù hợp với các chuẩn đạo đức xã hội.
Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo thống nhất toàn trường: Nhà trường cần thành lập ban chỉ đạo gồm: Phó hiệu trưởng, Bí thư Đoàn trường, các giáo viên chủ nhiệm, đại diện hội cha mẹ học sinh và một số giáo viên có nhiệt tình, có kinh nghiệm.
Xây dựng được kế hoạch chung – kế hoạch giáo dục toàn diện của nhà trường; xây dựng kế hoạch riêng cho công tác giáo dục đạo đức một cách cụ thể theo từng học kỳ, từng tháng, từng chủ điểm trong năm học, cho từng lớp, từng khối lớp. Bản kế hoạch phải được sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao. Nội dung của kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, các biện pháp, hình thức giáo dục đạo đức, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia giáo dục đạo đức cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.
Thành lập ban chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch: Nhà trường thành lập ban chỉ đạo (ban đức dục) do đồng chí hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, đại diện Hội cha mẹ học sinh. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch, chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để giáo dục đạo đức học sinh.
Trong kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức phải xác định thật cụ thể: thời gian tiến hành các hoạt động, mục tiêu, nội dung tổ chức, người tổ chức chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều khiển, lực lượng huy động phối hợp, địa điểm, hình thức, cơ sở vật chất, kinh phí cần cho hoạt động. Xây dựng kế hoạch chung cho toàn trường và phải được quán triệt tới tất cả các thành viên trong và ngoài nhà trường có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch để mọi tổ chức và cá nhân chủ động trong quá trình triển khai.
Xây dựng kế hoạch cho từng hoạt động:
Sau khi có kế hoạch chung cho toàn trường và cả năm, Hiệu trưởng phải chỉ đạo, giám sát việc xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng chủ điểm, cho từng lớp và khối lớp. Kế hoạch toàn trường, kế hoạch hoạt động của mỗi tháng, mỗi chủ điểm có thể cần theo một mẫu chung để tiện quản lý như sau:
Biểu mẫu 3.3:Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
Năm học………. (từng tháng, từng chủ đề) Trường:………. Thời gian tiến hành Tên hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Mục tiêu cần đạt Nội dung thục hiện Đơn vị, cá nhân chủ trì Lực lƣợng tham gia Địa điểm, hình thức Kinh phí, cơ sở vật chất