0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Biện pháp quản lý phải đồng bộ (tác động vào các khâu quản lý)

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 82 -82 )

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Biện pháp quản lý phải đồng bộ (tác động vào các khâu quản lý)

Hệ thống biện pháp phải đồng bộ, nghĩa là phải có những biện pháp tác động vào các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý, của quá trình giáo dục đạo đức, bao gồm nhận thức, chỉ đạo hoạt động, tác động vào các chủ thể.

Hiệu trưởng (BGH) các trường THPT cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh và quản lý giáo dục toàn diện của nhà trường.

Với cán bộ quản lý của nhà trường (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) phải được quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định về công tác giáo dục đạo đức. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao tinh thần trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bài giảng trên lớp, giáo viên chủ nhiệm phải có đủ sức, đủ tài thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp.

Hiệu trưởng (BGH) phải có kế hoạch trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Kế hoạch phải thống nhất từ nhà trường đến các lớp học sinh; đến giáo viên; đến các lực lượng giáo dục đạo đức ngoài nhà trường về nội dung, thời gian thực hiện, biện pháp thực hiện. Kế hoạch phải thống nhất theo từng chủ đề, từng tháng, trong năm học.

Hiệu trưởng (BGH) tổ chức có hiệu quả việc triển khai kế hoạch đã lập ở trên; xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt ; bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm.

Hiệu trưởng (BGH) tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Không thể có một trò ngoan của nhà trường nếu không có người con ngoan trong gia đình. Không thể có một người công dân tốt nếu nhà trường không có một trò ngoan. Đúng như Hồ Chủ Tịch đã nói

"giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn, giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn".

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là sự nghiệp lớn của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị - xã hội. Gia đình, nhà trường, thầy cô giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản thân học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng sẽ thành công.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 82 -82 )

×