6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
2.4. Những nguyên nhân, hạn chế, những tồn tại cần giải quyết
Bảng 2.18: Nguyên nhân ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng
ST T Các nguyên nhân Những nguyên nhân quan trọng Những nguyên nhân phổ biến Ý kiến của giáo viên Ý kiến của học sinh Ý kiến của giáo viên Ý kiến của học sinh Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
1 Gia đình, xã hội buông lỏng giáo
dục đạo đức 165 66,0 272 67,2 85 34,0 133 32,8
2 Người lớn chưa gương mẫu 132 52,8 145 35,8 118 47,2 260 64,2 3 Quản lý giáo dục đạo đức của nhà
trường chưa chặt chẽ 60 24,0 96 23,7 190 76,0 309 76,3 4 Nội dung giáo dục đạo đức chưa
thiết thực 63 25,2 105 25,9 187 74,8 300 74,1
5 Những biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi 63 25,2 128 31,6 187 74,8 277 68,4 6 Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị
trường 135 54,0 190 46,9 115 46,0 215 53,1
7 Một bộ phận thầy cô giáo chưa
quan tâm giáo dục đạo đức. 135 54,0 216 53,3 115 46,0 189 46,7 8 Chưa có sự phối hợp giữa các lực
lượng giáo dục 130 52,0 144 35,6 120 48,0 261 64,4
9 Sự quản lý giáo dục đạo đức của xã
hội chưa thống nhất 152 60,8 270 66,7 98 39,2 135 33,3 10 Phim ảnh, sách báo không lành
mạnh 162 64,8 113 27,9 88 35,2 292 72,1
11 Nhiều đoàn thể xã hội chưa quan
tâm đến giáo dục đạo đức. 137 54,8 224 55,3 113 45,2 181 44,7 12 Điều hành pháp luật chưa nghiêm 162 64,8 165 40,7 88 35,2 240 59,3
13 Tệ nạn xã hội 157 62,8 192 47,4 93 37,2 213 52,6
14 Đời sống khó khăn 152 60,8 168 41,5 98 39,2 237 58,5 15 Ý thức tu dưỡng của học sinh kém 63 25,2 234 57,8 187 74,8 171 42,2 16 Phương pháp giảng dạy của một số
giáo viên chưa thật sự hiệu quả 65 26 215 53,1 185 74 190 46,9
Khảo sát 405 học sinh trung học phổ thông về nguyên nhân của những biểu hiện không lành mạnh nêu trên cho thấy trong thực tế có nhiều nguyên nhân, nhưng tựu chung lại ta thấy từ nhiều phía khác nhau: từ phía gia đình, từ phía nhà trường;
từ phía xã hội, từ phía học sinh, từ việc phối kết hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức.
Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho ta thấy các đối tượng khảo sát đều có những nhận định tương đối thống nhất về các nguyên nhân ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức: Các tệ nạn xã hội, gia đình, xã hội buông lỏng giáo dục đạo đức, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, người lớn chưa gương mẫu, chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; điều hành pháp luật chưa nghiêm, một bộ phận thầy cô giáo chưa quan tâm giáo dục đạo đức, sự quản lý giáo dục đạo đức của xã hội chưa thống nhất. Trong các nguyên nhân này nổi bật là: Do tác động của cơ chế thị trường gây ra như nguyên nhân 6,10,13,14. Loại nguyên nhân thứ hai là do thiếu sót của quản lý xã hội, quản lý giáo dục, quản lý gia đình như các nguyên nhân 1, 2, 3, 4, 7, 8, 11, 12.
* Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình là cái nôi của sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ. Trình độ văn hóa, lối sống, phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng trên) thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như: Có khó khăn về kinh tế dẫn đến bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái; bố mẹ lăn lộn với cơ chế thị trường để làm giàu, khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường; vợ chồng không hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực: Vợ chồng – con cái cãi nhau, thậm chí đánh lộn nhau; bố mẹ li hôn nhau…; có thành viên của gia đình sa vào các hiện tượng: nghiện hút, rượu chè bê tha, cờ bạc,…; bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con cái ...
* Nguyên nhân từ phía nhà trường: Về phía Ban giám hiệu một số trường đôi lúc chưa nắm bắt kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh để răn đe, ngăn chặn kịp thời; năng lực của một số giáo viên chủ nhiệm lớp còn nhiều hạn chế, chưa đi sâu đi sát từng học sinh để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh; một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng
việc thông qua “dạy chữ” để “dạy người”, nhiều lúc còn coi việc giáo dục đạo đức học sinh chỉ là việc của giáo viên chủ nhiệm, của Ban giám hiệu nhà trường; một số ít giáo viên và thậm chí cả cán bộ quản lý đôi lúc đôi nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là “Tấm gương sáng để học sinh noi theo”; việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, thậm chí áp dụng sai nguyên tắc: xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cưỡng bức học sinh theo số đông, thiếu tôn trọng nhân cách học sinh, thô bạo trong đối xử với học sinh, tách việc giáo dục học sinh có vi phạm các chuẩn mực đạo đức với việc giáo dục đạo đức của cả tập thể học sinh…
* Nguyên nhân từ phía xã hội: Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập trong đó quyền và nghĩa vụ của người học được gắn bó một cách hữu cơ, biện chứng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận học sinh THPT chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ: (có bằng cấp loại ưu hẳn hoi mà vẫn không tìm được việc làm phù hợp).
- Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa ; nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống ngày càng bị sói mòn. Cùng với những thành quả đã đạt được về xây dựng kinh tế thì chúng ta không thể không phủ nhận mặt trái của cơ chế thị trường đã xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,…Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm không ít học sinh sa ngã.
- Sự buông lỏng trong quản lý của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần các trường học, các tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo học sinh vào các điểm giải trí như: bi-a, game, chat,… nhằm phục vụ lợi ích kinh tế của riêng họ. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
* Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh: Đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình
cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài, sự non nớt, thiếu hiểu biết, chưa có khả năng “đề kháng” trước cái xấu, cái cám dỗ phản nhân bản của mặt trái xã hội xung quanh mà hàng ngày các em phải tiếp xúc theo hai con đường gián tiếp và trực tiếp; rồi còn phát sinh sự mặc cảm, sự bồng bột, cả tin… Điều này tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực trong xã hội xâm nhập vào tư tưởng, tình cảm của các em, cá biệt có một số em bị rối loạn về tâm thần.
* Các nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng giáo dục.
- Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng trong một số trường THPT hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức học sinh chưa tốt.
- Sự phối kết hợp giữa nhà trường và công an, chính quyền địa phương chưa tốt: một số học sinh vi phạm pháp luật có lúc trở thành “quả bóng” đá từ “sân” trường THPT sang “sân” công an, chính quyền địa phương và ngược lại.
Tiểu kết chƣơng 2
Toàn bộ phần nghiên cứu thực trạng của chương 2 đã đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, đánh giá thực trạng đạo đức học sinh THPT ở huyện Nghĩa Hưng (theo đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh). Đánh giá nhận thức của các đối tượng khảo sát về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức; nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức đối với các em học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng; các lực lượng xã hội đã tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức về các nhóm giá trị đạo đức của con người Việt Nam cần giáo dục cho học sinh trung học phổ thông. Quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh. Những nguyên nhân, hạn chế, những tồn tại cần giải quyết để nâng cao công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học THPT ở huyện Nghĩa Hưng.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT trong chương 1 cùng với các nhận định về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đó là
biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tương đối phong phú. Hình thức tổ chức giáo dục cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, trách nhiệm giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của một số giáo viên môn học còn yếu. Phương thức tổ chức giáo dục còn chưa có chiều sâu, nặng về phong trào. Cách thức tổ chức còn mang nặng tính áp đặt. Đề tài có thể đưa ra các biện pháp hữu hiệu hơn để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay sao cho các biện pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục toàn diện nói chung, đổi mới quản lý giáo dục đạo đức nói riêng nhằm phát triển giáo dục một cách bền vững trong quá trình hội nhập, đó chính là nội dung cơ bản sẽ được nghiên cứu ở chương 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH