Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 111)

Nhà nước cần có chính sách trọng dụng những học sinh có đạo đức, tư cách tốt, học giỏi. Trong việc tuyển dụng đội ngũ công chức cần ưu tiên người có đạo đức tốt. Việc thực thi pháp luật trong xã hội cần nghiêm minh để xây dựng một xã hội văn minh, kỷ cương làm gương cho học sinh. Cần đẩy mạnh việc chống các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) đã ảnh hưởng lớn đến lớp trẻ. Cần chọn lọc các phim ảnh chiếu trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, mạng Internet đảm bảo có nội dung tốt về việc giáo dục đạo đức, kiên quyết loại bỏ các loại phim ảnh phản giáo dục, ảnh hưởng xấu đến học sinh, sinh viên, nhất là các phim ảnh mang tính bạo lực, các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, lối sống buông thả…). Nhà nước cần xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức có đạo đức trong sáng, nghiêm túc thực thi công vụ, đặc biệt chú trọng đội ngũ ở các ngành như công an, tòa án, viện kiểm sát nhân dân…

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý giáo dục các cấp, nhất là bộ máy quản lý ở các trường THPT trong đó có quản lý giáo dục đạo đức.Làm một cuộc cải cách triệt để về Giáo dục - Đào tạo. Xác định mục tiêu đào tạo lớp thanh niên mới có lý tưởng, giữ được bản sắc dân tộc và tri thức khoa học tiến kịp thời đại. Củng cố hệ thống giáo dục từ con người đến cơ sở vật chất. Trong bậc giáo dục THPT hãy coi trọng giáo dục đạo đức,sự hình thành nhân cách học sinh, học làm người. Có cơ chế quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, quản lý các cơ quan thực hành giáo dục.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là lương tâm, là trách nhiệm của toàn xã hội. Công việc này có kết quả nhiều hay ít, phụ thuộc sự đóng góp công sức của toàn xã hội. Người dân ngoài việc làm gương cho thanh thiếu niên, còn phải trực tiếp đấu tranh với những hành động sai trái, tạo dư luận xã hội biểu dương việc tốt, lên án điều xấu. Không kinh doanh bất cứ cái gì có hại cho đạo đức , lối sống của thanh thiếu niên. Không nên cho rằng trong cơ chế thị trường thì có tiền là có tất cả, mà phải thấy hết tác hại mặt trái của đồng tiền. Đồng tiền có thể làm cha xa con, vợ lìa chồng, gia đình tan nát. Các cơ quan thông tin đại chúng không tuyên truyền những gì không phù hợp với truyền thống, đạo đức và lối sống của người Việt Nam.Các cơ quan pháp luật xử lý thật nghiêm những hành động phi đạo đức, vi phạm pháp luật, bất cứ họ là ai, con người nào và làm việc ở đâu để giữ nghiêm phép nước.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và sở Giáo dục - Đào tạo Nam Định:

- Cần có một chính sách về xã hội hóa giáo dục phù hợp để tạo hành lang pháp lý cho Hiệu trưởng các trường THPT huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục đạo đức.

- Ban hành cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.

Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định tham mưu với Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất, y tế học đường, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động đoàn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh.Sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định phối hợp với Tỉnh đoàn Nam Định họp với Bí thư Đoàn trường mỗi tháng một lần để nắm được các ưu, khuyết điểm của đơn vị từ đó chỉ đạo các đơn vị về giáo dục đạo đức cho học sinh.

Đề nghị sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định chỉ đạo sát sao hơn nữa các trường THPT trong tỉnh Nam Định thực hiện tốt các phong trào và các cuộc vận động do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động vì thực tế các trường đã thực hiện nhưng chưa triệt để, chỉ mang tính hình thức, chỉ chú tro ̣ng vào việc giảng dạy văn hóa trên lớp mà không chú trọng đến các sân chơi lành mạnh cho các em trong khi các em lại rất cần như một buổi sinh hoạt với các trò chơi dân gian; hát dân ca, … được nhà trường tổ chức định kỳ hàng

tháng theo chủ điểm giáo du ̣c . Trong đợt vận động hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định cũng có phát động và tổ chức hội thi nhưng chỉ dừng lại ở đối tượng là giáo viên mà chưa tổ chức cho học sinh; đề nghị sở Giáo dục – Đào tạo Nam Định nên tạo điều kiện cho học sinh các trường gặp nhau qua hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để tạo động lực góp phần chuyển biến nhận thức về cách sống, cách học tập của các em học sinh.

Đối với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông: công tác giáo dục đạo đức phải được tiến hành chỉ đạo bằng những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp với từng trường, từng lớp; phù hợp với xu thế phát triển nhân cách công dân thế kỷ XXI thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Phải gắn việc học ở trường với thực tế đời sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển, sớm hình thành cho học sinh tác phong học tập, làm việc theo kiểu khẩn trương, kỷ luật, các nếp sống công nghiệp. Thường xuyên giáo dục thông qua lao động; hiện thực hóa nội dung giáo dục dạy hướng nghiệp để chuẩn bị tâm thế cho học sinh đi vào cuộc sống mới với một lý tưởng nghề nghiệp cụ thể.

Cần coi giáo viên chủ nhiệm như là một nghề, một chức danh trong nhà trường, phải được bồi dưỡng thường xuyên về những quan điểm, phương pháp, nội dung và những kỹ năng quản lý giáo dục tiên tiến. Cần có một cơ chế đãi ngộ tiền lương cho giáo viên chủ nhiệm để họ có điều kiện hơn trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Cần thay đổi cách tiếp cận trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Thay vì cách làm truyền thống là giải thích các nguyên tắc, chuẩn mực, quan niệm, sau đó là áp đặt bắt buộc người học tin và làm theo, cần phải để cho học sinh trải nghiệm, các ý kiến, suy nghĩ được cọ sát để bật ra những giá trị để tự lựa chọn và hình thành niềm tin. Từ đó niềm tin sẽ định hướng cho hành vi, hành động.

Cần giáo dục kỹ năng sống cho người học để họ có đủ năng lực ứng phó với những thay đổi và cách thức trong cuộc sống hiện đại, để tránh được những rủi ro và tệ nạn xã hội, để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí Thƣ Trung Ƣơng Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục , bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà nội .

3. Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý nhà trường, bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 8 ,Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo(2008),Phát triển con người và chỉ số phát triển con người, bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đặng Quốc Bảo (2007), Giáo dục nhà trường – Người Thầy: Một số góc nhìn. Hà

Nội.

6. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hƣng(2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo ,Hiệu trưởng lãnh đạo trường học và những qui định mới nhất về Giáo dục - Đào tạo . Nhà xuất bản Lao động .

8. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo dục kĩ năng sống. Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm.

9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Những quan điểm giáo dục hiện đại, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.

11. Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển Giáo dục Đào tạo 2001 – 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Chính (2003), Chất lượng và kiểm định chất lượng Giáo dục Đào tạo, bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Chính (2008),Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học, bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khoá 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Phạm Khắc Chƣơng - Nguyễn Thị Yến Phƣơng Đạo đức họcb Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Nguyễn Cảnh Chất (2003), Tinh hoa Quản lý Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 16. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Đảng bộ huyện Nghĩa Hƣng (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng lần thứ XXIII, Nghĩa Hưng, Nam Định.

18. Đảng bộ tỉnh Nam Định (2010), Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVIII. Nam Định.

19. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

20. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

21. Trần Khánh Đức (2009), Sự phát triển các tư tưởng giáo dục từ truyền thống đến hiện đại, tập bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Phạm Minh Hạc (2001). Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH - HĐH, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.

23. Đặng Xuân Hải (2008), Quản lý sự thay đổi trong GD/NT, bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục Nhà xuất bản Đại học Sư phạm .

25. Phạm Quỳnh Hoa (2002) ,Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

26. Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta : thực trạng và giải pháp”. Đồng Nai. 27. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý giáo dục, bài giảng lớp cao

học quản lý giáo dục khóa 8, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Đặng Bá Lãm (2001), Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội .

29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Quản lý nguồn nhân lực, bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý quản lý, bài giảng lớp cao học QLGD khóa 8, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Hội thảo "Cơ sở khoa học của việc xây dựng luật giáo viên", Hà Nội.

32. Phòng GD - ĐT Nghĩa Hƣng (2010). Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 Nghĩa Hưng, Nam Định.

33. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục,

34. Sở GD-ĐT Nam Định (2010),Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010 Nam Định. 35. Trần Đăng Sinh - Nguyễn Thị Thọ (2008), Giáo trình đạo đức học Nhà xuất bản

Đại học Sư phạm.

36. Từ điển Tiếng Việt(1998). Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

37. Hà Nhật Thăng (2007), Giáo trình đạo đức và giáo dục đạo đức Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

38. Hà Nhật Thăng - Nguyễn Thị Kỷ -Nguyễn Dục Quang (2009), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

39. Mạc Văn Trang (2002), Quản lý nhân lực, đề cương bài giảng, tài liệu dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH HỌC SINH BỊ KỶ LUẬT NĂM HỌC 2009 – 2010

ĐƠN VỊ : Trường THPT A Nghĩa Hưng.

(Trích ngang quyết định kỷ luật số 01/NHA/KL ngày 25 tháng 4 năm 2010)

THỜI ĐIỂM KỶ LUẬT: Ngày 25 tháng 4 năm 2010.

LÝ DO KỶ LUẬT : Mang hung khí đến trường và tham gia đánh nhau.

STT HỌ VÀ TÊN LỚP QUÊ QUÁN HÌNH THỨC

KỶ LUẬT

1 Nguyễn Văn Đại 12F Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định

Cảnh cáo trước toàn trường 2 Nguyễn Quốc Phi 10A17 Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng

– Nam Định

Cảnh cáo trước toàn trường 3 Ngô Anh Tuấn 10A17 Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng

– Nam Định

Phê bình trước toàn trường

PHỤ LỤC 2

2.1. DANH SÁCH HỌC SINH PHẢI RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC TRONG HÈ NĂM HỌC 2009 -2010

ĐƠN VỊ : Trường THPT A Nghĩa Hưng.

(Trích ngang quyết định số 03/NHA/HT ngày 25 tháng 5 năm 2010)

DANH SÁCH HỌC SINH PHẢI RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC TRONG HÈ NĂM HỌC 2009 -2010

ĐƠN VỊ : Trường THPT A Nghĩa Hưng.

STT Họ và tên Lớp Quê quán

1 Nguyễn Tiến Việt 10A5 Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định 2 Nguyễn Mạnh Tiến 10A5 Hoàng Nam – Nghĩa Hưng – Nam Định 3 Vũ Văn Triệu 10A13 Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định 4 Phạm Văn Nam 10A11 Nghĩa Đồng – Nghĩa Hưng – Nam Định 5 Ngô Văn Đạt 10A11 Nghĩa Sơn – Nghĩa Hưng – Nam Định 6 Ngô Thái Hòa 10A11 Liễu Đề – Nghĩa Hưng – Nam Định 7 Nguyễn Văn Hoàn 10A11 Trực Thuận – Nghĩa Hưng – Nam Định 8 Vũ Mộng Lan 10A4 Nghĩa Sơn – Nghĩa Hưng – Nam Định 9 Hoàng Văn Hiếu 11A12 Nghĩa Thịnh – Nghĩa Hưng – Nam Định 10 Đỗ Văn Hồng 10A12 Nghĩa Thịnh – Nghĩa Hưng – Nam Định 11 Đinh Đại Nghĩa 10A12 Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định 12 Nguyễn Văn Toán 10A12 Nghĩa Thịnh – Nghĩa Hưng – Nam Định 13 Hoàng Trọng Thành 10A12 Nghĩa Thái – Nghĩa Hưng – Nam Định 14 Trịnh Vi Quân 11A14 Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định 15 Nguyễn Đức Chính 11A12 Nghĩa Châu – Nghĩa Hưng – Nam Định 16 Nguyễn Văn Huy 10A5 Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định

2.2.DANH SÁCH HỌC SINH RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC TRONG HÈ NĂM HỌC 2009 – 2010

ĐƠN VỊ : Trường THPT B Nghĩa Hưng.

(Trích ngang quyết định số 01/NHB/HT ngày 25 tháng 5 năm 2010)

Stt Họ và tên Lớp Quê quán

1 Đỗ Duy Chinh 10A2 Nghĩa Phong – Nghĩa Hưng – Nam Định 2 Trần Trọng Nghĩa 10A2 Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Định 3 Nguyễn Hải Anh 10A4 Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Định 4 Vũ Công Duẩn 10A4 Nghĩa Lạc – Nghĩa Hưng – Nam Định 5 Phạm Biên Thông 10A4 Nghĩa Lâm – Nghĩa Hưng – Nam Định 6 Vũ Thanh Tùng 10A5 Nghĩa Bình – Nghĩa Hưng – Nam Định 7 Trần Văn Phúc 10A5 Nghĩa Tân – Nghĩa Hưng – Nam Định 8 Trần Văn Vinh 10A6 Nghĩa Phú – Nghĩa Hưng – Nam Định 9 Phạm Tuấn Minh 10A7 Nghĩa Bình – Nghĩa Hưng – Nam Định 10 Đỗ Tuấn Minh 10A7 Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Định 11 Lại Thị Thúy Hằng 10A9 Quỹ Nhất – Nghĩa Hưng – Nam Định 12 Phan Văn Hưởng 10A10 Nghĩa Lạc – Nghĩa Hưng – Nam Định

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)