0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Biện pháp quản lý phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính sư

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 85 -85 )

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.1.5. Biện pháp quản lý phải phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính sư

Hiệu trưởng (BGH) cần phát huy vai trò gương mẫu về đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.Với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cần đặt ra những yêu cầu rất cao để đạt được những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, muốn vậy họ phải rất mô phạm về đạo đức, lối sống, nỗ lực trong tự rèn luyện bản thân, trách nhiệm chính trị, "nói đi đôi với làm" theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh vì mọi lời nói, việc làm, thái độ, hành vi của nhà giáo đều tác động

nhất định đến kết quả giáo dục đạo đức học sinh. Sự gương mẫu về đạo đức, lối sống của nhà giáo có sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của các tổ chức trong nhà trường và sự giám sát của ngay chính học sinh. Do đó, người giáo viên muốn yêu cầu, đòi hỏi về mặt sư phạm đối với học sinh như đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, lễ phép với người trên... thì phải có uy tín với học sinh. Mặt khác, nhà giáo cũng phải có sự tin tưởng vào tiềm năng về mọi mặt của học sinh đó là thái độ tôn trọng nhân cách ngay cả khi học sinh có lỗi lầm, không được phép định kiến đối với học sinh, Cômenxki đã nói "nếu anh không như người cha thì cũng không thể là một người thầy".

Với học sinh THPT thì những yêu cầu sư phạm của giáo viên cần theo hình thức khuyên bảo, gợi ý, không nên dùng mệnh lệnh, áp đặt học sinh vì các em đã có trình độ nhận thức khá cao và có ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện phấn đấu mạnh mẽ.

Ban Giám Hiệu phải xây dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.Cần xây dựng môi trường văn hóa đạo đức sư phạm lành mạnh vào việc phấn đấu, rèn luyện theo tiêu chuẩn con người mới mà văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ: "phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội".[12 ,tr 38]

Hiệu trưởng (BGH) cần tập trung xây dựng bầu không khí dạy và học mang tính dân chủ, kỷ luật, chính quy, khắc phục triệt để những hiện tượng tiêu cực vẫn thường xảy ra đối với người học, người dạy, người quản lý giáo dục. Kết hợp chặt chẽ giữa "xây" và "chống", lấy "xây" là chính trong giáo dục đạo đức cho học sinh."Xây" là xây dựng cho học sinh tư tưởng chính trị vững vàng, sáng trong về đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa, đồng thời "chống" là phải có thái độ kiên quyết trong phòng và chống không để xảy ra những hiện tượng tiêu cực trong học tập và trong quan hệ xã hội.

Thực tiễn môi trường sư phạm ở nước ta hiện nay và trong cuộc sống thường ngày, mỗi học sinh phải lựa chọn, xếp đặt giá trị đạo đức, ưu tiên giá trị này hơn giá

trị kia để hình thành định hướng giá trị đạo đức cho mình. Đối với người học sinh chuẩn mực đạo đức phải đặt lên hàng đầu trong thang bậc chuẩn mực giá trị của các em là phải thi đua học tốt .

3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức của hiệu trƣởng trƣờng trung học phổ thông

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN NGHĨA HƯNG TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 85 -85 )

×